Báo cáo tại cuộc họp, PGS.TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, qua hệ thống giám sát, tính đến sáng 7/2/2020, Nghệ An triển khai cách ly, điều trị và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm nCoV gửi Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổng cộng 13 trường hợp. Trong đó có 2 trường hợp được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương loại do không thuộc diện giám sát và 10 trường hợp âm tính, hiện đang còn 1 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế lưu ý, mặc dù qua giám sát đến 6h ngày 7/2/2020 trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do viên phổi do chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Nghệ An là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bí thư tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Qúy ( người đứng ) yêu cầu gắn trách nhiệm, người đứng đầu địa phương trong phòng chống dịch
Sở Y tế Nghệ An đã chỉ đạo 8 bệnh viện (với 180 giường bệnh), trong đó có 2 bệnh viện tuyến cuối của tỉnh (Bệnh viện Hữu nghị đa kha tỉnh và Bệnh viện Sản Nhi) chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị cho tình huống xấu nhất là dịch lan rộng.
PGS- TS Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An: Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa phương là rất lớn
Tại buổi giao ban, lãnh đạo các sở ngành như: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Cảng hàng không quốc tế Vinh, Sở Tài chính cũng đã phát biểu ý kiến về các nội dung liên quan.
Trong đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Thái Văn Thành khẳng định, việc cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/2/2020 được tỉnh “thực hiện bài bản, khoa học, có cơ sở thực tiễn của địa phương”. Trong thời gian nghỉ học, Sở đã chỉ đạo các nhà trường có hướng dẫn cụ thể để học sinh tự học ở nhà, hỗ trợ phụ huynh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An TS. BSCKII Bùi Đình Long chỉ đạo, trong thời gian cho học sinh nghỉ học, ngành Giáo dục & Đào tạo và ngành Y tế chỉ đạo các Trung tâm Y tế phối hợp với các trường, các cơ sở giáo dục – đào tạo tổ chức phun khử trùng và chủ động bố trí thêm vòi nước rửa tay bằng xà phòng cho học sinh hoặc bổ sung nước dung dịch rửa tay khô sát khuẩn tại phòng học để cho học sinh và giáo viên sử dụng.
Kết luận cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh rất nguy hiểm, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh, phát tán rộng. Ban Bí thư đã có văn bản chỉ đạo. Thủ tướng Chính phủ có nhiều công điện, hai Chỉ thị và quyết định công bố dịch bệnh.
Do đó, đồng chí Thái Thanh Quý yêu cầu không chủ quan, không lơ là, phải tập trung cao, coi đây là nhiệm vụ cấp bách, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và thực hiện chủ trương 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Cụ thể, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, tỉnh đã quán triệt đầy đủ các văn bản của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, và đã có kế hoạch, nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, huyện và đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
“Tôi đề nghị Ban Chỉ đạo của tỉnh phải thấy trách nhiệm của mình, gắn trách nhiệm của mình, đầu tiên với cơ quan, đơn vị, ngành mình phụ trách”, ông Thái Thanh Quý nhấn mạnh, đồng thời phải phân công ngay địa bàn, khu vực, ngành phụ trách, chức năng nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Đối với Sở Y tế với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, cần tiếp tục thường xuyên phải nhận định tình hình sâu sát, khoanh vùng các khu vực, phân tích, dự báo tình hình để tham mưu cho Ban Chỉ đạo của tỉnh chỉ đạo tập trung, bên cạnh chỉ đạo phản ánh ứng nhanh, diện rộng.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cần tiếp tục chủ trì, tiến hành kiểm tra, rà soát công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị cấp ngành, đặc biệt là các huyện, thành, thị để tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh đôn đốc, nhắc nhở kịp thời; quy trình hướng dẫn thực hiện các biện pháp trong ngành Y.
Công an tỉnh tiếp tục tục chủ động nắm tình hình xuất nhập cảnh để nắm chắc diễn biến đối tượng đến, đồng thời phối hợp các ban, ngành kiểm soát hàng hoá, vật tư liên quan đến phòng, chống dịch bệnh.
Qua báo cáo cảu Sở LĐ - TB&XH Nghệ An, hiện chỉ có 10/21 huyện báo cáo tình hình lao động từ Trung Quốc trở về với khoảng 5.000 người và còn khoảng 1.200 lao động đang làm việc tại Trung Quốc. Còn 11 địa phương cấp huyện chưa có báo cáo thì phải thống kê, báo cáo trung thực, hạn chót là ngày mồng 10/2.
Các sở, ngành liên quan cần nắm chắc khách du lịch vào Nghệ An, nhất là đã đi qua vùng dịch. Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ tạm dừng các lễ hội. Công tác quản lý thị trường cần được tăng cường, không được “găm hàng”, tăng giá các trang thiết bị phòng, chống dịch.
Về kinh phí mua sắm trang thiết bị, mua hoá chất phòng chống dịch, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao Sở tài chính tham mưu, bố trí kinh phí trình UBND tỉnh, và thống nhất giao ngành y tế làm đầu mối tham mưu để mua sắm.
Bên cạnh đó việc phun hoá chất tiêu độc, khử trùng cần thực hiện sớm, trong đó đầu tiên là các trường học, sau đó đến đến sân bay, cửa khẩu, những nơi tập trung đông người (bến xe, trung tâm thương mại).
“Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, và chính quyền địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu lơ là trong công tác phòng, chống dịch nCov”. ôngThái Thanh Quý yêu cầu.