Hà Nội

Ngày Rằm tháng Giêng: Dịch vụ đồ lễ lên ngôi, mâm cúng chay được ưa chuộng

05-02-2023 08:11 | Thị trường
google news

SKĐS - Hiện nay, ngoài mâm lễ mặn truyền thống, mâm cỗ chay và mâm cỗ ngọt cũng được ưa thích bởi hình thức bắt mắt, phù hợp với nhiều khẩu vị.

Cúng rằm tháng Giêng 2023 cần đặc biệt lưu ý điều gì?Cúng rằm tháng Giêng 2023 cần đặc biệt lưu ý điều gì?

SKĐS - Theo quan niệm của người Việt Nam "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Vì vậy, để đảm bảo sự thành tâm khi cúng rằm tháng Giêng là điều được mọi người rất lưu ý và chú trọng.

Mâm cỗ mặn truyền thống là lựa chọn hàng đầu với các gia đình vào các dịp lễ, cúng, giỗ và dịch vụ nấu cỗ, giao cỗ tại nhà trở nên sôi động hơn trong ngày rằm và những ngày cận rằm tháng Giêng.

Sở dĩ dịch vụ nấu cỗ, đặt cỗ tại nhà trở nên sôi động là nhờ ưu điểm tiện lợi, ngon, lại đầy đủ món ăn phù hợp với gia đình Việt. Đây cũng là "giải pháp" cho chị em bận rộn hoặc chưa thuần thục công việc làm mâm cỗ.

Ngày Rằm tháng Giêng: Dịch vụ đồ lễ lên ngôi, mâm cúng chay được ưa chuộng - Ảnh 2.

Cận cảnh các mâm cỗ chay được anh Quân chuẩn bị tinh tươm trước khi giao đến tay khách hàng.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, ngoài mâm cỗ mặn truyền thống với các món xôi, gà luộc… nhiều người dân đã lựa chọn mâm cỗ chay, mâm cỗ ngọt dâng lên tổ tiên dịp rằm tháng Giêng.

Đây cũng là cách thay đổi khẩu vị của gia đình sau nhiều ngày nghỉ Tết với các món ăn nhiều đạm, dầu mỡ.

Anh Đỗ Anh Quân (46 tuổi, ở Văn Khê, Hà Đông) có kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh và nhận đặt cỗ chay tại khu vực Hà Nội. Bởi vậy, từ ngày Mồng 10 tháng Giêng, đơn đặt làm mâm cỗ chay, giao hàng tận nhà của anh Quân cũng tăng lên rất nhiều.

Ngày Rằm tháng Giêng: Dịch vụ đồ lễ lên ngôi, mâm cúng chay được ưa chuộng - Ảnh 3.

Theo anh Quân, thực phẩm chay được làm hoàn toàn từ thực vật sẽ không cho cảm giác ngấy, ngán, sau ăn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng nên để đáp ứng đầy đủ lượng lớn đơn hàng.

Anh Quân cho biết, giá cho mỗi mâm cỗ chay rất đa dạng, tùy vào số lượng món mà chi phí khác nhau, dao động từ 200.000 – 1,5 triệu đồng/mâm với các món hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật như mộn hoa quả, canh mọc nấm bóng bì, xôi ngũ sắc, giò nấm, chả nấm…

"Vì xu hướng chuyển sang thực phẩm ít dầu mỡ nên thời điểm trước rằm tháng Giêng, rất đông người đặt mâm cỗ với số lượng khoảng 20 – 25 người/ngày. Vì thế, tôi phải thuê thêm nhân sự, tăng cường hỗ trợ nấu cỗ", anh Quân cho hay.

Theo anh Quân, thực phẩm chay được làm hoàn toàn từ thực vật sẽ không cho cảm giác ngấy, ngán, sau ăn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng nên để đáp ứng đầy đủ lượng lớn đơn hàng, ngoài việc thuê thêm nhân sự tăng cường nấu cỗ, anh Quân cũng phải chuẩn bị trước nguyên liệu khô, có thể bảo quản trong thời gian dài từ trước ngày Mồng 10 tháng Giêng.

Ngày Rằm tháng Giêng: Dịch vụ đồ lễ lên ngôi, mâm cúng chay được ưa chuộng - Ảnh 4.

Để đáp ứng đầy đủ lượng lớn đơn hàng, ngoài việc thuê thêm nhân sự tăng cường nấu cỗ, anh Quân cũng phải chuẩn bị trước nguyên liệu khô, có thể bảo quản trong thời gian dài từ trước ngày Mồng 10 tháng Giêng.

Anh Quân cho biết thêm: "Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng ăn chay. Với khối lượng công việc lớn, lại là món ăn khá đặc thù nên nhiều người đã chọn đặt cỗ chay, đảm bảo tiêu chí nhanh – ngon – gọn – tiện" mà vẫn thể hiện được lòng thành kính với tổ tiên, bàn thờ thần linh…".

Ngoài mâm cỗ chay, thời điểm rằm tháng Giêng, mẫm cỗ ngọt cũng "vào mùa" hút khách với các món như chè trôi nước, chè kê, chè đậu xanh, chè sen, mâm hoa quả, bánh bao đào tiên, bánh trôi nước liên hoa, chạy hoa sen bằng thạch… với giá rất rẻ, dao động từ 20.000 - 700.000 đồng/món.

Theo một tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội), mâm cỗ ngọt hiện nay được các bạn trẻ yêu thích vì hình thức bắt mắt và hợp khẩu vị.

Những ngôi chùa tại Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, đông nghịt người đi lễ ngày Rằm tháng GiêngNhững ngôi chùa tại Hà Nội nổi tiếng linh thiêng, đông nghịt người đi lễ ngày Rằm tháng Giêng

SKĐS - Hàng năm, đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng để cầu bình an, may mắn đã trở thành phong thục, nét đẹp trong văn hóa đời sống của người Việt.

Tại sao 'cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng"?Tại sao "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'?

SKĐS - Từ xưa, dân gian vẫn lưu truyền câu nói về ngày cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) rằng "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Tại sao lại như vậy?


Bảo Minh
Ý kiến của bạn