Ước tính có khoảng 30.000 phụ nữ và khoảng 2,7 triệu trẻ sơ sinh đã chết trong năm 2015. Đại đa số các trường hợp đã tử vong vì các biến chứng và bệnh tật hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bằng cách chăm sóc trước sinh, lúc sinh và sau sinh đúng cách. Chính hộ sinh là người được đào tạo có kỹ năng để cung cấp các dịch vụ chăm sóc và phòng ngừa các biến chứng của thai kỳ.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người chăm sóc cho mỗi cuộc sinh phải là những nhân viên y tế đã được đào tạo có kỹ năng về quản lý thai, cuộc sinh và giai đoạn sau sinh. Người chăm sóc cuộc sinh phải có khả năng nhận ra các biến chứng để cấp cứu kịp thời. Chính hộ sinh là người sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc này, và hơn nữa.
Hộ sinh được đào tạo tốt có thể giúp ngăn chặn khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
Hộ sinh là người cứu mạng sống. Hộ sinh được đào tạo tốt có thể giúp ngăn chặn khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Hộ sinh có thể cung cấp 87% các dịch vụ sức khỏe tình dục, sinh sản, bà mẹ và chăm sóc sơ sinh thiết yếu. Tuy nhiên, chỉ có 42% hộ sinh có kỹ năng làm việc ở 73 quốc gia nơi có hơn 90% tất cả các trường hợp tử vong mẹ và sơ sinh và thai chết lưu.
Người hộ sinh còn cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục toàn diện, và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe trong cộng đồng. Là thành viên của cộng đồng, hộ sinh có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc nhạy cảm về văn hóa có nhiều khả năng có tác động lâu dài.
Người hộ sinh còn cung cấp dịch vụ tư vấn và kế hoạch hóa gia đình. Họ có thể thực hiện sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Người hộ sinh có thể giúp triển khai gói dịch vụ ban đầu tối thiểu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Nữ hộ sinh cũng làm nhiều việc để nâng cao quyền của phụ nữ và nữ bằng cách cung cấp thông tin và tư vấn, họ có thể giúp ngăn ngừa các hủ tục đối với trẻ em nữ tại một số vùng trên thế giới; cung cấp hỗ trợ và trợ giúp cho những người sống sót sau bạo lực giới tính; có thể cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên, những người thường bị từ chối tiếp cận vào các dịch vụ này với chi phí cao cho sức khỏe và quyền lợi của họ.
Nhờ kết quả của các chương trình do UNFPA hỗ trợ, hơn 115.000 hộ sinh được đào tạo và đưa vào làm việc thực tế tại các địa phương.
Được biết, UNFPA, Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF và Liên minh Hộ sinh Quốc tế sẽ sớm ra mắt một Báo cáo mới về Tăng cường chất lượng Hộ sinh cho Bảo hiểm Y tế Toàn cầu 2030. Báo cáo cung cấp bằng chứng thuyết phục để khẳng định rằng đầu tư vào đào tạo, hỗ trợ và đưa hộ sinh vào làm việc tại cộng đồng có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ và trẻ sơ sinh.