Các nhà nhà khoa học thế giới đã nhận ra sự nguy hiểm của một thiên thạch khổng lồ mang tên 2004 BL86, di chuyển với vận tốc lên tới 35.000 dặm/giờ. Với tốc độ khủng khiếp này, nếu va chạm với Trái đất, thiệt hại mà BL86 để lại sẽ khó có thể đong đếm được.
May mắn là theo các nhà khoa học, thiên thạch khổng lồ chỉ bay "sượt qua" Địa cầu ở khoảng cách bằng khoảng 3 lần quãng đường đến mặt trăng, 745.000 dặm (khoảng 1,2 triệu km). Mặc dù có vẻ là khá lớn, nhưng theo ngành thiên văn học, khoảng cách này đáng để họ lo ngại.
Vị trí của BL86 từ ngày 19/1 |
"Đây sẽ là một thiên thạch gần va chạm với Trái đất của chúng ta và nó tạo điều kiện cho chúng ta có thể quan sát cũng như học hỏi thêm" - Don Yeomans, giám đốc chương trình Nghiên cứu các tiểu hành tinh gần Trái đất đã phát biểu.
"Các tiểu hành tinh rất đặc biệt" - Yeomans tiếp tục. "Chúng không chỉ mang lại cho Trái đất những sự sống mới cùng nguồn nước mà trong tương lai địa cầu còn nhận thêm những mỏ khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên mới từ chúng".
Các nhà khoa học dự định sẽ sử dụng các bước sóng micro để nghiên cứu cấu tạo của thiên thạch này. Dựa vào những tần số ánh sáng đã phát hiện cho tới nay, BL86 có thể dài tới hơn gần nửa cây số.
Cơ quan Hàng không vũ trụ NASA cũng khẳng định phải 12 năm nữa, tức là vào năm 2027, Trái đất mới có thể chứng kiến một thiên thạch gần với mình hơn là 2004 BL86.