Đường phố Thủ đô Dhaka (Bangladesh) ngày hôm nay (11/11) đã trở nên đông vui, nhộn nhịp khi những người phụ nữ chuyển giới đồng loạt đổ xuống đường để thể hiện những điệu nhảy và các bài hát vô cùng sôi động. Những bộ trang phụ đầy màu sắc và những tấm băng rôn khẩu hiệu được giương cao trong đoàn người với nội dung: “Ngày không còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử và sợ hãi đối với giới tính thứ ba”.
Một ngàn người chuyển giới Bangladesh đã xuống phố diễu hành mừng lễ kỷ niệm tròn một năm họ được công nhận giới tính thứ ba.
Ở Bangladesh, những người phụ nữ chuyển giới (giới tính thứ ba) được gọi là Hijra. Trước đây, khi chưa được chính thức công nhận về giới tính thứ ba, họ luôn phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử, ruồng bỏ và kỳ thị của nhiều người trong xã hội.
"Tôi chưa bao giờ dám nghĩ rằng tôi sẽ nhìn thấy ngày này trong cuộc sống của mình” - Sonali, một Hijra 25 tuổi trong đoàn người nói.
"Chúng tôi đang bị kỳ thị ở khắp mọi nơi. Chúng tôi đang bị phân biệt đối xử. Chúng tôi đang bị cười nhạo chỉ vì họ không cảm thấy chúng tôi giống một người đàn ông hay phụ nữ. Nhưng hôm nay thì khác, chúng tôi cảm thấy chúng tôi là người bình thường” – Sonali nói thêm.
Họ thu hút ánh nhìn của những người đi đường bằng những bài hát, điệu nhảy,...
... lá cờ và cả những băng rôn khẩu hiệu.
Hijra đã chiếm một phần lớn ở khu vực Nam Á từ thời cổ đại. Họ được đề cập trong Kama Sutra và sống trong cộng đồng rộng lớn trên khắp Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan. Cộng đồng Hijra đã duy trì qua nhiều thế hệ, từ lâu họ đã bị phân biệt đối xử, thậm chí còn trở thành mục tiêu cần phải tiêu diệt. Nhiều người còn bị chính gia đình của họ phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 11 năm ngoái, một quyết định của chính phủ Bangladesh đã thay đổi cuộc đời của những thành viên Hijra. Thủ tướng Sheikh Hasina đã thông qua luật công nhận Hijra như một giới tính thứ ba, cho phép họ tự nhận mình là một giới riêng biệt trong hộ chiếu và các giấy tờ khác của Nhà nước.
Chính phủ Bangladesh cho biết có khoảng 15.000 Hijra trong nước. Tuy nhiên, nhóm Hijra đã đưa ra con số này đạt khoảng nửa triệu người. Hiện dân số Bangladesh có khoảng 156 triệu người. Như vậy, Hijra chiếm hơn 0.3% dân số trên đất nước này.
Ở Bangladesh những người thuộc giới tính thứ ba được gọi là Hijra.
Hóa trang.
Từ xa xưa họ đã bị xã hội phân biệt đối xử.
Nhiều người chuyển giới đã từng bị chính người thân ruồng bỏ.
“Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các Hijra có nghĩa là những người này không có quyền được sử dụng các dịch vụ xã hội và nhân quyền khác trong xã hội Bangladesh. Bảo đảm quyền cho hijra là quan trọng” – ông Leo Kenny, giám đốc quốc gia UNAIDS, nói.
Các cuộc diễu hành của những người chuyển đổi giới tính diễn ra rầm rộ cho thấy sự đồng cảm của cộng đồng đối với số ít những người này. Vào hồi đầu năm nay, một cuốn tạp chí đầu tiên của Bangladesh đã đưa tin về những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới một cách công khai.
Nhảy múa nghệ thuật.
Họ cũng vô cùng khéo léo.
Tìm ra người múa đẹp và hát hay.
Sân khấu hoành tráng với những sắc màu tươi mới, vui nhộn.
Họ hòa mình vào không khí tươi vui.
Được là chính mình trong "ngày của riêng mình".
Theo Kênh 14/MASK Online
ch