Lòng cha - tấm chân tình không bao giờ thay đổi
Bạn còn nhớ lần cuối chụp hình với bố là khi nào không? - câu hỏi khắc khoải trong một thước phim đã khiến trái tim của hàng triệu người con thổn thức. Xem cách người cha vun vén cho gia đình, sự lo lắng không cần được đáp trả, hẳn nhiều người thảng thốt vì đó chính là cha mình, một người trụ cột yêu thương con cái vô điều kiện.
Khác với tình cảm dễ thấy của mẹ, cha luôn gắn liền với hình ảnh nghiêm khắc, kiệm lời và khó tính. Chính vì vậy mà con cái nhận ra rằng, niềm vui bên cạnh cha dù chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc nhưng nó có thể trở thành “kim chỉ nam” khiến chúng ta hạnh phúc cả một đời.
"Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố. Bố cũng là lần đầu tiên làm bố" - Một câu nói trong bộ phim nổi tiếng về gia đình “Reply 1988” khiến chúng ta tỉnh giấc, hóa ra môn học khó qua nhất của đời người là làm cha mẹ (Tranh vẽ: họa sỹ Snezhana Soosh)
Nhưng con cái khi trưởng thành đều là khách, vì mải miết chạy theo đam mê, mục tiêu nên thời gian ở bên gia đình ngày càng thu hẹp, không kịp nhận ra dấu vết tuổi tác cận kề từ mái tóc hoa tiêu đến đôi mắt mỏi mệt của cha.
Lão hóa là quy luật tất yếu của đời người. Đến tuổi xế bóng, người đàn ông không còn tráng kiện như thời trai trẻ, bệnh tật đến dồn dập hơn, nhẹ thì chán ăn, mất ngủ, đau mỏi xương khớp, nặng hơn có tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ máu đeo bám. Đáng sợ hơn nữa, tuổi tác và các bệnh mạn tính này là yếu tố hàng đầu đưa đến đột quỵ - căn bệnh cướp đi sinh mạng một cách đột ngột, đôi khi không kịp nói lời từ biệt.
Đột quỵ thường “cướp” đi người trụ cột của gia đình
Đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh về sức khỏe với mọi nền y tế trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót phải chịu những di chứng nặng nề về thần kinh và vận động. Hiện đây là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu trên cả ung thư.
Nếu ung thư ít nhiều vẫn cho chúng ta cơ hội lựa chọn phương án từ các cơ sở y tế trong và ngoài nước, không “khắt khe” mốc thời gian điều trị thì ngược lại đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp, sự sống của não được tính bằng giây, phút.
Tuổi tác cùng nhiều bệnh lý nền là những yếu tố nguy cơ đưa đến căn bệnh nguy hiểm - đột quỵ (Ảnh minh họa)
Đột quỵ, chỉ cần một lần “không kịp” sẽ có thêm một gia đình không trọn vẹn. Đáng lo là, tỷ lệ mắc đột quỵ ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới và 1/3 trường hợp xảy ra ở những người đang trong giai đoạn sung sức lao động, vừa qua ngưỡng 40 tuổi. Nhiều người đang là trụ cột của gia đình bỗng thành người tàn phế, sống hoàn toàn phụ thuộc vào người thân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, người bệnh thường khó hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường.
Có khoảng hơn 20 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. Trong đó, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu là những nguyên nhân quan trọng hàng đầu đưa đến đột quỵ. Ngoài ra, đột quỵ còn thường “đánh” vào nam giới nhiều hơn vì các yếu tố như nghiện rượu bia, hút thuốc lá, mắc các bệnh tim mạch, căng thẳng tâm lý, ít vận động và thức khuya…
Giữa muôn món quà, sức khỏe là tài sản vô giá con cái dành tặng cha mẹ
Bạn còn nhớ sắp đến ngày gì không? 20/6/2021 là Ngày của Cha - một dịp ý nghĩa để bày tỏ tình yêu thương. Chúng ta còn nhiều thời gian nhưng cha mẹ thì không. Rồi sẽ đến một thời điểm trong đời, còn được gọi “cha ơi, mẹ ơi” là một điều xa xỉ. Vì thế, những ngày này hãy sống chậm lại vài nhịp để chia sẻ, hỏi han cha nhiều hơn.
Qua tuổi trung niên, sức khỏe lúc này như khối “tài sản” với người trụ cột gia đình. Tuổi tác lấy đi của cơ thể sức chống đỡ cộng thêm tiểu đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu cùng với nỗi lo đột quỵ song hành là “thủ phạm” khiến sức khỏe ngày càng giảm sút. Thực tế, nếu có sẵn những bệnh lý nền này, đột quỵ có thể tìm đến bất kỳ lúc nào, bất cứ thời điểm nào.
Vì vậy, giữa muôn vạn điều, một sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa cục máu đông, bảo vệ trước nguy cơ đột quỵ có lẽ là món quà tinh tế nhất dành tặng đấng sinh thành. Đặc biệt với người con xa xứ, không thể thường xuyên ở cạnh chăm sóc, bày tỏ sự quan tâm tới người đã dành cả đời để xây tổ ấm, dựng nền tảng cho con bay xa.
NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice - món quà sức khỏe thay lời yêu thương trao gửi đấng sinh thành Trong vô số gợi ý, NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice - 3 sản phẩm giúp bảo vệ tuần hoàn não, xâm nhập dọn sạch sợi tơ huyết vón cục, ngăn ngừa đột quỵ đạt chuẩn JNKA (dấu mộc của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản JNKA - tổ chức phi lợi nhuận quản lý 90% nattokinase trên toàn cầu) của Dược Hậu Giang là cái tên được nhiều người lựa chọn làm món quà sức khỏe. Trong đó thành phần chủ lực của cả 3 sản phẩm là Nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Subtilis với hàm lượng 2.000FU đạt chuẩn theo khuyến nghị của JNKA. Riêng “chiến binh” NattoEnzym Red Rice còn sở hữu thêm beni-koji (gạo đỏ) của xứ anh đào. Men gạo đỏ thu được từ quá trình lên men gạo trắng với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Theo Đại học Y Harvard, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin, có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch. Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên gấp bội. Sau khi thêm men gạo đỏ, hiệu quả phòng đột quỵ của NattoEnzym Red Rice đã được tăng lên. Trong đó, một phần đến từ công dụng hỗ trợ đánh tan cục máu đông của Nattokinase, phần khác đến từ khả năng làm giảm xơ vữa và bền thành mạch của men gạo đỏ. Ở tuổi xế chiều, vật chất xa hoa có thể không còn quá quan trọng, chỉ cần sự quan tâm từ con cái cũng đủ để mỗi ngày của cha mẹ thêm ấm áp, ý nghĩa. Như ông tổ nghề Y - Hippocrate ví von rằng, nếu ví tuổi đời với bốn mùa thì người già là mùa đông băng giá. Thật tốt nếu mỗi người trẻ trong gia đình biết thắp một que diêm để sưởi ấm mùa đông lạnh giá đó! GPQC: 2097/2020/ XNQC-ATTP Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |