Hà Nội

Ngày càng nhiều người mắc đái tháo đường, phụ nữ mang thai ngừa bệnh thế nào?

22-04-2022 09:10 | Sức khỏe sinh sản

SKĐS - Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Bệnh có diễn tiến âm thầm và nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan trong cơ thể. Phụ nữ mang thai cũng là một trong số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh.

Tỷ lệ người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng tăng và trẻ hóa, số ca trẻ em mắc ĐTĐ cũng gia tăng, rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc ĐTĐ mà không biết.  

Theo khảo sát của các bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc thì trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỷ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 3%-4%, tuy nhiên đến năm 2017, tỷ lệ này đã tăng lên mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tại các bệnh viện/cơ sở y tế chuyên khoa.

Bệnh gây tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm. Đường huyết cao không được điều trị do bệnh đái tháo đường có thể gây hại cho thần kinh, mắt, thận và các cơ quan khác.

Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới, và là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ phát triển bệnh đái tháo đường nhanh bậc nhất của Châu Á – Thái Bình Dương.

Đái tháo đường  là một bệnh chuyển hoá, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, bệnh ĐTĐ biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Cũng chính vì lý do này mà người ta lấy tên của triệu chứng điển hình này để đặt tên cho bệnh.

Hormone insulin di chuyển đường từ máu vào tế bào của bạn để dự trữ hoặc sử dụng làm năng lượng. Với bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra.

Bệnh đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh - Ảnh 3.

Bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.

1. Phân loại một số loại bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường type 1 (loại 1) là một bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào trong tuyến tụy, nơi tạo ra insulin. Không rõ nguyên nhân gây ra cuộc tấn công này. Khoảng 10% những người mắc bệnh đái tháo đường có loại này. Đái tháo đường type 1 là đái tháo đường lệ thuộc insulin hay gặp ở người trẻ tuổi.  Đái tháo đường type 1 là một bệnh thể nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn mê.

Bệnh đái tháo đường type 2 (loại 2) xảy ra khi cơ thể trở nên đề kháng với insulin và đường tích tụ trong máu. Đái tháo đường type 2 không lệ thuộc insulin. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam, bệnh hay mắc ở người béo. Đây là thể bệnh nhiều người mắc, có tới hơn 90% số người bị đái tháo đường thuộc type 2.

Tiền đái tháo đường xảy ra khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2. Tiền đái tháo đường là một thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ các rối loạn của carbohydrat trong cơ thể. Về mặt bệnh học, tiền đái tháo đường được xếp vào giai đoạn 2 – giai đoạn sớm của đái tháo đường type 2. 

Đái tháo đường thai kỳ lượng đường trong máu cao khi mang thai, xảy ra khi một phụ nữ chưa hề mặc bệnh đái tháo đường nhưng trong khi mang thai lại có nồng độ đường trong máu cao. Hormone ngăn chặn insulin do nhau thai tạo ra là nguyên nhân gây ra loại bệnh đái tháo đường này.

Mỗi loại bệnh đái tháo đường có các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị riêng.

Bệnh đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh - Ảnh 2.

Sụt cân là dấu hiệu chung của bệnh đái tháo đường.

2. Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng đái tháo đường là do lượng đường trong máu tăng cao. Khi mắc đái tháo đường ở type 1 hoặc type 2, người bệnh thường có một số triệu chứng thường gặp như: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân nhanh.

Các triệu chứng chung của bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Người bệnh hay đói
  • Khát nước tăng dần
  • Sụt cân
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tầm nhìn mờ
  • Vết loét, vết thương khó lành

Nam giới ngoài các triệu chứng chung của bệnh đái tháo đường, nam giới mắc bệnh đái tháo đường có thể bị giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và sức mạnh cơ bắp kém.

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể có các triệu chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và da khô, ngứa.

Trẻ em mắc bệnh đái tháo đường cũng có tiệu chứng tương tự như người lớn và chúng xuất hiện trong một vài tuần như:  trẻ uống nhiều nước hơn bình thường và không có cảm giác dịu cơn khát. Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và sút cân nhanh không rõ nguyên nhân. Trẻ đi tiểu nhiều hơn, đối với trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm; ở trẻ sơ sinh có thể thấy bỉm nặng hơn bình thường. Một số trẻ thấy đau bụng, đau đầu và có hành vi cư xử khác thường. ĐTĐ ở trẻ em nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ rất khó khăn trong điều trị bởi vì không tầm soát được biến chứng.

2.1 Bệnh đái tháo đường loại 1

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường loại 1 có thể bao gồm:

  • Đói cực đ
  • Cơn khát tăng dần
  • Giảm cân không chủ ý
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tầm nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Nó cũng có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng.

2.2 Bệnh đái tháo đường loại 2

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường loại 2 có thể bao gồm:

  • Rất hay đói
  • Luôn thấy khát nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Tầm nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Vết loét, vết thương chậm lành

Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây nhiễm trùng tái phát. Điều này là do lượng glucose tăng cao khiến cơ thể khó chữa lành hơn.

2.3 Đái tháo đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh - Ảnh 4.

Phụ nữ mang thai thường được phát hiện đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 và 28 khi xét nghiệm đường huyết.

Hầu hết phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ không có bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này thường được phát hiện khi xét nghiệm đường huyết định kỳ hoặc xét nghiệm dung nạp đường miệng thường được thực hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của tuổi thai.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cũng sẽ cảm thấy khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn. Các triệu chứng đái tháo đường có thể rất nhẹ nên ban đầu khó phát hiện.

3. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường

Các nguyên nhân khác nhau có liên quan đến từng loại bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường loại 1

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường loại 1. Vì một lý do nào đó, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Các gen có thể đóng một vai trò nào đó ở một số người. Cũng có thể do virus tấn công hệ thống miễn dịch.

Bệnh đái tháo đường loại 2

Bệnh đái tháo đường loại 2 bắt nguồn từ sự kết hợp của yếu tố di truyền và lối sống. Thừa cân hoặc béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mang thêm trọng lượng, đặc biệt là ở bụng, làm cho các tế bào có khả năng chống lại tác động của insulin lên lượng đường trong máu.

Tình trạng này xảy ra trong các gia đình. Các thành viên trong gia đình có chung gen khiến họ dễ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 và thừa cân.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là hậu quả của sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nhau thai sản xuất ra các hormone làm cho các tế bào của phụ nữ mang thai ít nhạy cảm hơn với tác động của insulin. Điều này có thể gây ra lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Phụ nữ thừa cân khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ rất dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Cả gen và yếu tố môi trường đều có vai trò trong việc khởi phát bệnh đái tháo đường.

4. Các yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường:

Bệnh đái tháo đường loại 1

Có nhiều khả năng mắc bệnh đái tháo đường loại 1 nếu là trẻ em hoặc thanh thiếu niên, có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh hoặc mang một số gen nhất định có liên quan đến căn bệnh này.

Bệnh đái tháo đường loại 2

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 tăng lên nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Thừa cân
  • 45 tuổi trở lên
  • Có cha mẹ hoặc anh chị em với tình trạng này
  • Không hoạt động thể chất
  • Bị đái tháo đường thai kỳ
  • Bị tiền đái tháo đường
  • Bị huyết áp cao, cholesterol cao hoặc chất béo trung tính cao

Đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu:

  • Thừa cân
  • Trên 25 tuổi
  • Bị đái tháo đường thai kỳ trong quá khứ mang thai
  • Đã sinh ra một em bé nặng hơn 4kg
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường loại 2
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Gia đình, môi trường và các tình trạng y tế hiện có đều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường.

5. Biến chứng đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh - Ảnh 5.

Đau tim và đột quỵ là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Lượng đường trong máu cao làm hỏng các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Lượng đường trong máu càng cao và càng sống lâu với nó, thì nguy cơ mắc các biến chứng càng lớn.

Các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Bệnh tim, đau tim và đột quỵ
  • Bệnh thần kinh
  • Bệnh thận
  • Bệnh võng mạc và mất thị lực
  • Mất thính lực
  • Tổn thương chân chẳng hạn như nhiễm trùng và vết loét không lành
  • Tình trạng da như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
  • Phiền muộn
  • Sa sút trí tuệ

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Các biến chứng ảnh hưởng đến em bé có thể bao gồm:

  • Sinh non
  • Cân nặng lúc sinh cao hơn bình thường
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 trong tương lai
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Vàng da
  • Thai chết lưu
  • Thai phụ có thể bị các biến chứng như huyết áp cao gây tiền sản giật hoặc đái tháo đường loại 2.

Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng thuốc và thay đổi lối sống.

6. Điều trị bệnh đái tháo đường

Mục tiêu điều trị trong bệnh đái tháo đường là nhằm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và phát hiện sớm các biến chứng, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình các biến chứng của đái tháo đường. Người bệnh cần đi khám bệnh định kỳ, tuân thủ chặt chẽ phương pháp điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc theo mách bảo hoặc theo đơn thuốc của người bệnh khác vì rất nguy hiểm. Các bác sĩ điều trị bệnh đái tháo đường bằng một số loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc này được dùng bằng đường uống và có những loại khádưới dạng tiêm.

6.1 Bệnh đái tháo đường loại 1

Insulin là phương pháp điều trị chính cho bệnh đái tháo đường loại 1. Nó thay thế hormone mà cơ thể không thể sản xuất.

Có 4 loại insulin được sử dụng phổ biến nhất:

  • Insulin tác dụng nhanh bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 15 phút và tác dụng của nó kéo dài từ 3 đến 4 giờ.
  • Insulin tác dụng ngắn bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 30 phút và kéo dài từ 6 đến 8 giờ.
  • Insulin tác dụng trung gian bắt đầu hoạt động trong vòng 1 đến 2 giờ và kéo dài 12 đến 18 giờ.
  • Insulin tác dụng kéo dài bắt đầu hoạt động vài giờ sau khi tiêm và kéo dài 24 giờ hoặc lâu hơn.

Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân và diến tiến của bệnh mà bác sĩ điều trị có thể chủ động dùng insulin ngay từ đầu.

6.2 Bệnh đái tháo đường loại 2

Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp một số người kiểm soát bệnh đái tháo đường loại 2. Nếu thay đổi lối sống không đủ để giảm lượng đường trong máu, sẽ cần phải dùng thuốc làm giảm lượng đường trong máu. Người bệnh đái tháo đường có thể cần dùng nhiều hơn một trong những loại thuốc. Một số người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cũng dùng insulin.

Người đái tháo đường type 2 chỉ nên dùng insulin trong những trường hợp dưới đây:

  • Đợt diễn biến cấp tính của bệnh: tăng đường máu cấp, nhiễm trùng cấp, mắc một bệnh cấp tính khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ mạch máu não…
  • Tổn thương gan thận, cấp; Người đái tháo đường type 2 có biến chứng thận - gây suy thận (tùy theo mức độ mà chống chỉ định với từng loại thuốc)
  • Dùng thuốc viên nhưng không hạ được đường máu mặc dù đã phối hợp nhiều thuốc uống.

6.3 Đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ sẽ cần theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần một ngày trong khi mang thai. Nếu cao, những thay đổi về chế độ ăn uống và tập thể dục có thể đủ hoặc có thể không đđể giảm nó xuống. Do đó, có khoảng 10 - 20 % phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ cần insulin để giảm lượng đường trong máu. Insulin an toàn cho em bé đang lớn.

Sự kết hợp của các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn sẽ phụ thuộc vào loại bệnh đái tháo đường mắc phải và nguyên nhân của nó.

7. Chế độ ăn kiêng trong bệnh đái tháo đường

Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng của việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Trong một số trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống có thể đủ để kiểm soát bệnh.

Bệnh đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh - Ảnh 7.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường.

Ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng của việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Trong một số trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống có thể đđể kiểm soát bệnh. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho từng trường hợp có thể giúp bệnh nhân kiểm soát sự dao động của glucose và đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 để giảm cân.

Nói chung, tất cả bệnh nhân đái tháo đường cần phải được hướng dẫn, tư vấn về chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol và lượng carbohydrate trung bình, tốt nhất là từ các nguồn ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng chất xơ cao hơn. Mặc dù chế độ ăn protein và chất béo góp phần vào lượng calo ăn vào nhưng chỉ có carbohydrate có tác động trực tiếp đến glucose trong máu. Chế độ ăn hàm lượng carbonhydrate thấp, hàm lượng chất béo cao giúp cải thiện kiểm soát glucose đối với một số bệnh nhân và có thể được sử dụng trong một thời gian ngắn, nhưng sự an toàn lâu dài của nó là không chắc chắn.

Với trẻ em đái tháo đường cần chú ý đến chế độ ăn uống và kiểm soát cân nặng và nhận thức và quản lý của rối loạn lipid máu và tăng huyết áp như người lớn. Hầu hết trẻ em đái tháo đường type 2 có béo phì, vì vậy thay đổi lối sống cũng là một trọng tâm trong quá trình điều trị.

7.1 Đối với bệnh đái tháo đường loại 1

Lượng đường trong máu tăng hoặc giảm tùy thuộc vào loại thực phẩm. Thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Protein và chất béo tăng dần.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế lượng carbohydrate ăn vào mỗi ngày nhưng cũng cần cân bằng lượng đường, tinh bột, chất xơ nạp vào với liều insulin.

Người bệnh đái tháo đường cần tư vấn chuyên gia dinh dưỡng, để có một kế hoạch bữa ăn. Cân bằng protein, chất béo và lượng đượng, tinh bột, chất xơ nạp phù hợp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

7.2 Bệnh đái tháo đường loại 2

Ăn đúng loại thực phẩm vừa có thể kiểm soát lượng đường trong máu vừa giúp giảm cân. Tính lượng đường, tinh bột, chất xơ là một phần quan trọng trong việc ăn uống đối với bệnh đái tháo đường loại 2. Chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn nên ăn bao nhiêu gam carbohydrate trong mỗi bữa ăn.

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, hãy cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần ăn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây ít đường, các loại rau, các loại ngũ cốc, protein nạc như thịt gia cầm và cá, các chất béo lành mạnh như dầu ô liu và các loại hạt…

7.3 Đái tháo đường thai kỳ

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng là quan trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng có thể giúp thai phụ tránh được các loại thuốc điều trị đái tháo đường.

Cần theo dõi khẩu phần ăn và hạn chế thức ăn có đường hoặc mặn. Mặc dù cần một số đường để nuôi thai nhi đang lớn, nhưng nên tránh ăn quá nhiều.

Cân nhắc lập kế hoạch ăn uống với sự giúp đỡ của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống có sự kết hợp phù hợp của các chất dinh dưỡng đa lượng.

8. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh - Ảnh 8.

Chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường sớm, người bệnh càng có thể bắt đầu điều trị sớm.

Bất kỳ ai có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh đều nên đi khám để được kiểm tra. Phụ nữ được kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

Các bác sĩ sử dụng các xét nghiệm máu này để chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường:

- Xét nghiệm đường huyết lúc đói, đo lượng đường trong máu sau khi nhịn ăn 8 giờ.

- Xét nghiệm A1c hay còn gọi là xét nghiệm HbA1c (một xét nghiệm máu để đo lượng đường trung bình máu trong khoảng 2-3 tháng) và cung cấp ảnh chụp nhanh về lượng đường trong máu trong 3 tháng trước đó.

- Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Trong quá trình kiểm tra thử thách glucose, lượng đường trong máu được kiểm tra một giờ sau khi bạn uống chất lỏng có đường. Trong quá trình kiểm tra dung nạp glucose 3 giờ, lượng đường trong máu được kiểm tra sau khi nhịn ăn qua đêm và sau đó uống chất lỏng có đường.

Càng được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường sớm, người bệnh càng có thể bắt đầu điều trị sớm.

9. Phòng chống bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường loại 1 không thể phòng ngừa được vì bệnh này do hệ thống miễn dịch có vấn đề. Một số nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường loại 2, chẳng hạn như gen hoặc tuổi tác, cũng không nằm trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, nhiều yếu tố nguy cơ đái tháo đường khác có thể kiểm soát được. Hầu hết các chiến lược phòng ngừa bệnh đái tháo đường liên quan đến việc thực hiện các điều chỉnh đơn giản đối với chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiền đái tháo đường, một số điều sau đây có thể làm để trì hoãn hoặc ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2:

  • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ hoặc đạp xe.
  • Cắt giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cùng với carbohydrate tinh chế, ra khỏi chế độ ăn uống.
  • Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Chia nhiều bữa nhỏ.
  • Cố gắng giảm 7% trọng lượng cơ thể nếu thừa cân hoặc béo phì.

Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ

Phụ nữ chưa từng mắc bệnh đái tháo đường có thể đột ngột phát triển bệnh đái tháo đường trong thai kỳ. Hormone được sản xuất bởi nhau thai có thể làm cho cơ thể thai phụ đề kháng với tác động của insulin hơn.

Một số phụ nữ bị đái tháo đường trước khi thụ thai được gọi là bệnh đái tháo đường trước khi mang thai. Bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh nở, nhưng nó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau này.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), khoảng một nửa số phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường loại 2 trong vòng 5 - 10 năm sau sinh.

Bị đái tháo đường khi mang thai cũng có thể dẫn đến các biến chứng cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như vàng da hoặc các vấn đề về hô hấp.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trước khi mang thai hoặc thai kỳ, thai phụ sẽ cần theo dõi đặc biệt để ngăn ngừa các biến chứng.

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em

Bệnh đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh - Ảnh 9.

Trẻ em và thanh thiếu niên cũng mắc đái tháo đường ở cả loại 1 và 2.

Tất cả các type đái tháo đường ở trẻ em có liên quan đến yếu tố gia đình, mặc dù tỷ lệ và cơ chế khác nhau. Trẻ em có thể mắc cả bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2. Việc kiểm soát lượng đường trong máu đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng như tim và thận. Điều quan trọng là trẻ em mắc bệnh đái tháo đường phải được điều trị ngay lập tức. 

Trẻ bị bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học, luyện tập hợp lý, tuy nhiên, không nên bắt trẻ kiêng khem quá mức mà chú ý lựa chọn các thực phẩm thay thế dành cho người bệnh ĐTĐ. Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo nhu cầu phát triển về thể chất và trí não của trẻ.  Lưu ý, việc tăng cường vận động với trẻ bị bệnh ĐTĐ có ý nghĩa trong việc giúp giảm lượng đường trong máu và giảm đề kháng insulin.

10. Lời khuyên của bác sĩ

Một số loại bệnh đái tháo đường như loại 1 là do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát. Những người bị mắc bệnh đái tháo đường loại 2 có thể được ngăn ngừa bằng cách lựa chọn thực phẩm tốt hơn, tăng cường hoạt động và giảm cân.

Người nghi ngờ mắc bệnh hoặc người bệnh đái tháo đường nên đi khám và thảo luận về những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường với bác sĩ. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh, hãy kiểm tra lượng đường trong máu và làm theo lời khuyên của bác sĩ để quản lý lượng đường trong máu.

Vai trò của insulin và kỹ thuật tự tiêm trong điều trị đái tháo đườngVai trò của insulin và kỹ thuật tự tiêm trong điều trị đái tháo đường

Insulin trong điều trị đái tháo đường cần sử dụng hợp lý và chú ý tư vấn cho người bệnh đầy đủ, nhằm kiểm soát đường huyết hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ hạ đường huyết.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế: Tiếp tục tiêm vaccine cho người đã mắc COVID-19


Bác sĩ Phương Thảo
Ý kiến của bạn