Ngày 25/10: Ca mắc COVID-19 mới vượt mốc 500, bệnh nhân nặng tăng lên

25-10-2022 17:46 | Y tế

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 25/10 của Bộ Y tế cho biết có 514 ca mắc COVID-19, đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca mắc vượt mốc 500; trong ngày có hơn 400 bệnh nhân khỏi; bệnh nhân nặng tăng.

Bộ Y tế lý giải những thách thức khi công bố hết dịch COVID-19Bộ Y tế lý giải những thách thức khi công bố hết dịch COVID-19

SKĐS - Bộ Y tế nhấn mạnh trong trường hợp xảy ra tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc giảm miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.498.047 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.196 ca nhiễm).

Ngày 25/10: Ca mắc COVID-19 mới vượt mốc 500, bệnh nhân nặng tăng lên - Ảnh 2.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 446 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.601.535 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 68 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 58 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca

- Thở máy không xâm lấn: 1 ca

- Thở máy xâm lấn: 6 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Ngày 25/10 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.161 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19

Trong ngày 24/10 có 109.775 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 261.406.795 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 221.309.641 liều: Mũi 1 là 71.069.322 liều; Mũi 2 là 68.644.172 liều; Mũi bổ sung là 14.501.290 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.090.032 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 16.004.825 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.325.166 liều: Mũi 1 là 9.112.860 liều; Mũi 2 là 8.886.098 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.326.208 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.771.988 liều: Mũi 1 là 9.875.329 liều; Mũi 2 là 6.896.659 liều.

Trên thế giới

- Cả thế giới có 633.350.526 ca nhiễm, trong đó 612,345,908 ca khỏi bệnh; 6.584.414 ca tử vong và 14,420,204 ca đang điều trị (38.318 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 381.930 ca, tử vong tăng 1.319 ca.

- Châu Âu tăng 166.567 ca; Bắc Mỹ tăng 36.142 ca; Nam Mỹ tăng 9.121 ca; châu Á tăng 150.668 ca; châu Phi tăng 1.447 ca; châu Đại Dương tăng 17.985 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 9.095 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.703 ca, Malaysia tăng 1.737 ca, Thái Lan tăng 0 ca, Philippines tăng 1.333 ca, Singapore tăng 3.627 ca, Myanmar tăng 677 ca, Lào tăng 15 ca, Campuchia tăng 0 ca, Đông Timor tăng 3 ca.

Béo phì là thủ phạm gây hơn 200 bệnh, Bộ Y tế hướng dẫn cách giúp tiêu hao năng lượngBéo phì là thủ phạm gây hơn 200 bệnh, Bộ Y tế hướng dẫn cách giúp tiêu hao năng lượng

SKĐS - Theo Bộ Y tế, béo phì gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh như bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa... Tình trạng tự chữa béo phì không có hiệu quả.

Thái Bình
Ý kiến của bạn