Tại Việt Nam, từ 0 giờ đến 4 giờ sáng ngày 22-10, người yêu thiên văn và những ai quan tâm đến thế giới vũ trụ và những vì sao có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng “Orionids” - được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley - với khoảng từ 25 đến 30 sao băng mỗi giờ. Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết: “Orionids” là một trong những trận mưa sao băng lớn trong năm và sẽ đạt cực đểm vào đêm 21 rạng sáng ngày 22-10-2012. Nếu thời tiết thuận lợi, người dân Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội chứng kiến hiện tượng này. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là từ 0 giờ đến 4 giờ. Đây là thời điểm Mặt trặng đã lặn xuống chân trời phía Tây nên không gây ảnh hưởng cho việc chiêm ngưỡng mưa sao băng”. Theo chỉ dẫn của ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, sau 0 giờ hãy hướng ánh nhìn về bầu trời phía Đông, người xem sẽ thấy chòm sao “Orion” mọc lên và sẽ tiếp tục lên cao dần cho tới khi trời sáng. Chòm sao “Orion” rất dễ nhận ra bởi sự nổi tiếng bởi 3 ngôi sao sáng thẳng hàng và cách đều nhau, tạo thành một đoạn thẳng tắp rất đặc biệt trên bầu trời, gần đó là 2 ngôi sao sáng nổi bật của chòm sao này là Betelgeuse và Rigel.
Ngày 22-10 Việt Nam đón mưa sao băng
Một trận mưa sao băng thường bắt nguồn từ khí bụi còn lại của sao chổi khi nó bay qua quỹ đạo Trái đất.
Tại Việt Nam, từ 0 giờ đến 4 giờ sáng ngày 22-10, người yêu thiên văn và những ai quan tâm đến thế giới vũ trụ và những vì sao có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng “Orionids” - được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley - với khoảng từ 25 đến 30 sao băng mỗi giờ. Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết: “Orionids” là một trong những trận mưa sao băng lớn trong năm và sẽ đạt cực đểm vào đêm 21 rạng sáng ngày 22-10-2012. Nếu thời tiết thuận lợi, người dân Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội chứng kiến hiện tượng này. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là từ 0 giờ đến 4 giờ. Đây là thời điểm Mặt trặng đã lặn xuống chân trời phía Tây nên không gây ảnh hưởng cho việc chiêm ngưỡng mưa sao băng”. Theo chỉ dẫn của ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, sau 0 giờ hãy hướng ánh nhìn về bầu trời phía Đông, người xem sẽ thấy chòm sao “Orion” mọc lên và sẽ tiếp tục lên cao dần cho tới khi trời sáng. Chòm sao “Orion” rất dễ nhận ra bởi sự nổi tiếng bởi 3 ngôi sao sáng thẳng hàng và cách đều nhau, tạo thành một đoạn thẳng tắp rất đặc biệt trên bầu trời, gần đó là 2 ngôi sao sáng nổi bật của chòm sao này là Betelgeuse và Rigel.