Theo đó, người dân tới khám sẽ được các bác sỹ của Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai khám nội khoa, đo lưu lượng đỉnh kế, đo chức năng hô hấp, chụp X-quang phổi, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng mới được chẩn đoán mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đưa vào chương trình quản lý ngoại trú.
Những đối tượng đến khám là người dân trên 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau:
Có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau: hút thuốc lá, thuốc lào hơn 10 năm; trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm; tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp; khó thở nặng dần theo thời gian; ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm; thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng...Sau khi khám, các bệnh nhân sẽ được đưa vào chương trình quản lý ngoại trú của Bệnh viện nếu phát hiện bệnh.
Thời gian khám: Thứ 7, ngày 14/09/2019
- Ca 1: 08h00 – 9h00
- Ca 2: 9h00 – 10h00
- Ca 3: 10h00 – 11h00
- Ca 4: 14h00 – 15h00
- Ca 5: 15h00 – 16h00
Địa điểm: Hội trường Lớn, tầng 2, nhà P, Bệnh viện Bạch Mai, Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội.
Để đăng ký khám vui lòng liên hệ: Văn phòng Ban quản lý Dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản.
Số điện thoại: (024) 3.629.1207 (7h30 – 17h) hoặc (024) 3.350.0064 (17h – 20h)
Email: duanbenhphoi@gmail.com
Được biết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường hô hấp mãn tính, gây tắc nghẽn luồng khí thở ra, cản trở sự thông khí ở phổi.
Nguyên nhân gây bệnh là do các hạt bụi hoặc khí độc hại ở ngoài môi trường tác động khiến phổi bị tổn thương. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, đặc biệt là người hút thuốc lào, thuốc lá, người hay tiếp xúc với khói bếp than, khói rơm rạ, khói bếp củi, khói hương hoặc bụi và các loại khí độc hại.
Ước tính trên thế giới có hơn 329 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Con số này ngày càng gia tăng do các yếu tố nguy cơ gây bệnh có chiều hướng tăng lên (khói bụi, ô nhiễm môi trường...).
Những triệu chứng giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm:
Ho, khạc đờm, ho dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, khó thở: đây là những dấu hiệu cho thấy hệ thống hô hấp đang gặp vấn đề.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được điều trị như thế nào?
Điều trị COPD trước nhất và quan trọng nhất ở người hút thuốc là từ bỏ hút thuốc. Đã có thuốc và các phương pháp điều trị khác để giúp điều trị việc nghiện nicotine và giúp bạn bỏ thuốc lá.
Để có thêm thông tin về việc cai thuốc lá, xem thông tin cho bệnh nhân của ATS thuốc lá. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của COPD và để ngăn ngừa đợt bùng phát của các triệu chứng (được gọi là các đợt kịch phát). Vốn có thể dẫn đến mất thêm chức năng phổi. Các nhóm thuốc bao gồm những nhóm dùng để mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản), giảm sưng ở đường thở (thuốc chống viêm, như steroid) và/ hoặc điều trị nhiễm trùng (kháng sinh).
Không giống như kháng sinh, hầu hết các loại thuốc điều trị COPD nên được thực hiện mỗi ngày, thường là suốt đời. Giữ cho khỏe mạnh là có thể được. Tránh tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên, tiêm vắc-xin cúm hàng năm và tiêm vắc-xin viêm phổi khi Bác sĩ đề nghị. Ở một số người, COPD cũng có thể gây giảm khí trong máu.
Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân có thể được cho thêm oxy. Khó thở không nên nhầm lẫn với mức oxy thấp. Những người bị COPD có thể khó thở ngay cả khi họ có oxy tốt. Do đó, khó thở không phải lúc nào cũng là một chỉ định tốt cho việc bạn cần sử dụng oxy (Xem tờ thông tin bệnh nhân ATS về khó thở).
Dinh dưỡng hợp lý và giữ gìn thể hình tốt cũng quan trọng không chỉ để giảm triệu chứng mà còn cho chất lượng cuộc sống của bạn. Chương trình phục hồi chức năng phổi cung cấp việc thể dục có giám sát và giáo dục cho những người có vấn đề về hô hấp và nên là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện cho bất cứ ai mắc bệnh COPD.
Các nhóm hỗ trợ cộng đồng có thể cung cấp hướng dẫn và cơ hội cho bệnh nhân COPD và những người chăm sóc họ bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác bị COPD và gia đình.
Trong một số trường hợp, các phẫu thuật như phẫu thuật giảm thể tích phổi hoặc ghép phổi có thể là những lựa chọn để xem xét (Xem tờ thông tin về bệnh nhân của ATS về phẫu thuật cho COPD và ghép phổi).