Và, điều đặc biệt trong tháng 5 năm nay, chúng ta lại càng thấy giá trị cũng như sự trân trọng nhiều hơn nữa của cá nhân dành cho họ.
Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân COVID -19 nặng
Có lẽ các “Chiến sỹ áo trắng” ở khắp mọi miền cả nước nói chung sẽ có những lễ kỷ niệm riêng cho ngày đặc biệt này. Và, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũn không nằm ngoài hoạt động đó. Thế nhưng, ở đây ngày kỷ niệm của nghề điều dưỡng không chỉ sự kiện, chia sẻ mà là sự trân trọng, tôn vinh những đóng góp của những chiến sĩ áo trắng đã và đang âm thầm lặng lẽ ngày đêm “Chiến đấu” với dịch bệnh để bảo vệ sự an toàn về sức khỏe cho nhân dân. Đó chính là những hình ảnh chân thực, sống động và cảm xúc nhất về những công việc mà họ đang làm hàng ngày, thậm chí làm nhiều hơn hàng ngày vì những bệnh nhân mắc COVID -19.
Nhiệm vụ của người điều dưỡng là chăm sóc người bệnh, là những người tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất bên người bệnh. Chúng tôi thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, chăm sóc về chuyên môn, như tiêm truyền, cho người bệnh uống thuốc, chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về tinh thần, và vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Đó là những nhiệm vụ được thực hiện cho tất cả những người bệnh chứ không riêng chỉ thực hiện chăm sóc đối với người bệnh COVID -19.
Mặc dù, việc chăm sóc người bệnh mắc Covid-19 gây áp lực đối với NVYT nói chung và cho điều dưỡng nói riêng đó là nguy cơ lây nhiễm bệnh nghề nghiệp rất cao, bắt buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định phòng tránh lây nhiễm, chỉ cần lơ là một chút là chúng ta có thể bị lây nhiễm. Đây cũng là áp lực, gây căng thẳng và khó khăn cho NVYT khi thực hành chuyên môn, có lẽ trong số tất cả các bạn đồng nghiệp đã từng trực tiếp tham gia phòng chống dịch bệnh, đã từng phải sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân, phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc,.. đặc biệt đối với NVYT chăm sóc người bệnh nặng tại khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực thì sẽ cảm nhận và đồng cảm được với chúng tôi.
Cho dù công việc có vất vả, khó khăn hay nguy hiểm đến đâu, với trách nhiệm, ý trí, tình thương yêu người bệnh và với kinh nghiệm trong chuyên môn đã thôi thúc những Điều dưỡng đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn, áp lực, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ.
Điều dưỡng trong khu cách ly thư giãn sau những ngày chống dịch căng thẳng
Nghề điều dưỡng là nghề nguy hiểm, nhưng không chỉ dừng lại ở áp lực về nguy cơ lây nhiễm bệnh nghề nghiệp khi chăm sóc người bệnh mắc bệnh dịch nguy hiểm như COVID - 19, người điều dưỡng còn áp lực về gia đình, xã hội. Áp lực về phía gia đình như chồng/vợ, bố mẹ, con cái người thân trong gia đình, họ lo lắng cho người thân của họ đang phải đương đầu với sự nguy hiểm không biết tính mạng người thân của họ ra sao?. Có nhiều chị em con còn rất nhỏ tuổi, có những chị có những vấn đề về sức khỏe, nhưng tất cả vẫn không một chút ngần ngại khi tham gia chống dịch
Có những đồng nghiệp của chúng tôi cả hai vợ chồng là điều dưỡng, cùng tham gia chống dịch COVID-19, cùng phải cách ly tại Bệnh viện và không được về nhà. Họ phải xa con cái, xa những đứa trẻ đang độ tuổi cần phải có bố/mẹ mỗi tối đi ngủ. Nhưng tất cả đã phải gác lại sự chăm sóc cho con cái, thay bằng sự hy thầm lặng, lặng lẽ cho công việc chăm sóc người bệnh.
Dưới đây là những cặp đôi điều dưỡng đã và đang tham gia chống dịch Covid -19 và những chia sẻ về cảm xúc của họ.
Dù có khó khăn cam go thế nào họ vẫn cùnh nhau thắp sáng lên một ngôi sao hi vọng
Có những đứa con khi bố mẹ là điều dưỡng luôn luôn lặp đi lặp lại các câu hỏi: “Khi nào bố mẹ được nghỉ để về, con nhớ bố mẹ lắm”. Để rồi họ cũng chỉ biế trả lời : “Bao giờ hết dịch bố mẹ về”. Có những cặp vợ chồng cả hai đều là điều dưỡng, từ khi có dịch đã gửi con về quê cho ông bà còn hai vợ chồng thì ở trong viện suốt mấy tháng trời từ đầu mùa dịch, nhà cửa bỏ không và thậm chí vợ chồng cũng chẳng thế gặp nhau dù cách nhau vài bước chân. Có người con nhỏ nhưng đến 3 tháng cũng chẳng thể về mà gặp con. Có những đứa trẻ mới hơn 2 tuổi được cha mẹ đưa đến lớp chưa kịp làm quen thì đã phải nghỉ về quê với ông bà vì bố mẹ còn bận chống dịch, thế nên buổi học đầu tiên đã phải dừng lại…Còn và còn rất nhiều những câu chuyện như thế. Nhưng chẳng phải vì hoàn cảnh mà họ từ bỏ, những điều dưỡng vẫn bền bỉ, kiên trì làm việc để giúp bệnh nhân tiến triển tốt, để nhanh hết ca bệnh để công bố hết dịch để ngày trở về nhà của họ được rút ngắn lại, an toàn hơn.
Xin gửi đến những lời cảm ơn chân thành và sự tri ân đến những người điều dưỡng thầm lặng!
Ngày 12/5 được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) – người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành này. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của Người điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh.