1. Cách phát hiện ngất
Ngất là một hội chứng bao gồm nhược cơ toàn thân kèm theo mất trương lực tư thế không có khả năng đứng thẳng và mất ý thức. Thường bệnh nhân luôn cảm thấy trước cơn ngất với cảm giác thấy khó chịu, có cảm giác lảo đảo quay cuồng của mặt đất và các đồ vật xung quanh. Các giác quan trở nên lộn xộn, ngáp nhiều chảy nước mắt và có cảm giác ù tai, nôn và buồn nôn.
Mặt bệnh nhân trở lên nhợt nhạt vã mồ hôi lạnh và ngã xuồng kèm mất ý thức thường gọi là bất tỉnh. Mức độ ngất và thời gian ngất thay đổi rất nhiều tùy theo bệnh gây ra ngất, có thể chỉ vài giây, vài phút thậm chí kéo dài đến nửa giờ.
Tuy mất ý thức nhưng các cơ vòng vẫn được kiểm soát tốt nên không bị tiêu tiểu ra quần. Mạch của bệnh nhân rất yếu, huyết áp thấp hoặc không đo được. Tuy nhiên, có điều khác với động kinh hay các bệnh co giật khác khi bệnh nhân hồi phục không hề bị đau đầu và tình trạng thẫn thờ không tỉnh táo sau cơn ngất.
2. Các nguyên nhân gây ngất
- Ngất xảy ra khi não tạm thời không nhận đủ máu. Một trong những lý do phổ biến nhất do phản xạ thần kinh phế vị hay còn gọi là thần kinh phó giao cảm. Nếu bị ngất do phản xạ này, cơ thể của của chúng ta có phản ứng trong đó tim đập quá chậm hoặc mạch máu giãn nở (hoặc cả hai). Điều này có thể xảy ra vì nhiều loại lý do khác nhau:
+ Do căng thẳng vì sợ hãi hoặc đau đớn (ví dụ: vì họ bị thương hoặc bị lấy máu xét nghiệm).
+ Do đứng quá lâu hoặc quá mệt hoặc quá nóng.
+ Do có phản ứng bất thường với việc đi tiểu, ho hoặc các chức năng khác của cơ thể.
- Đôi khi ngất không phải do phản xạ phó giao cảm. Điều này có thể xảy ra do các vấn đề sau:
+ Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm do hoạt động điện của tim có vấn đề hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
+ Một thứ gì đó chặn dòng chảy của máu trong tim. Điều này có thể xảy ra ở những người có tình trạng gọi là "hẹp eo động mạch chủ" (bệnh van tim) hoặc "bệnh cơ tim phì đại" (bệnh cơ tim).
+ Huyết áp giảm khi đứng hoặc ngồi lên. Điều đó có thể xảy ra nếu: Không uống đủ nước; Dùng một số loại thuốc làm giảm huyết áp; Uống quá nhiều rượu; Mất nhiều máu (ví dụ, nếu bị thương); Có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến huyết áp ...
3. Cần làm gì khi bị ngất?
Trong nhiều trường hợp nó không nguy hiểm. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu trường hợp bị ngã khi đang đi hoặc đang lái xe. Để đảm bảo an toàn, hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị cụ thể.
Việc điều trị ngất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như: Ngất do các bệnh lý mạn tính nào đó thì cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng cường, ổn định chức năng tim mạch, thần kinh, kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, đây là các bệnh lý mạn tính do vậy người bệnh sẽ phải duy trì dùng thuốc lâu dài.
Nếu ngất do huyết áp thấp, tụt huyết áp, có thể các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não và cân bằng chức năng điều hòa huyết áp của cơ thể ổn định.
Tóm lại: Ngất có thể do nhiều nguyên nhân gây ra hoặc không có nguyên nhân và có thể nhầm lẫn triệu chứng với những bệnh khác. Vì thế khi có biểu hiện ngất như cần đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra nhằm tìm nguyên nhân của bệnh.
Ngất là một tình trạng mất tri giác thoáng qua tự giới hạn do suy giảm toàn bộ cấp tính dòng chảy mạch máu não. Ngất khởi phát nhanh chóng, thời gian ngắn, hồi phục tự nhiên và hoàn toàn. Các nguyên nhân khác của mất tri giác thoáng qua cần phân biệt từ ngất bao gồm: động kinh, thiếu máu động mạch thân nền, giảm oxy máu, giảm đường huyết.
Dấu hiệu tiền triệu của ngất thường hay gặp, mặc dù mất tri giác có thể xảy ra mà không có triệu chứng cảnh báo. Triệu chứng tiền triệu của ngất bao gồm chóng mặt, lâng lâng, choáng váng, yếu ớt, mệt mỏi và rối loạn nghe hoặc nhìn.
Mời độc giả xem thêm video:
Các Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Cảnh Báo -Sức Khỏe- Lá Gan - SKĐS