Ngành y tế cùng chính quyền cơ sở chung tay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

02-11-2023 11:23 | Y tế

SKĐS - Sự chung tay của ngành y tế, chính quyền cơ sở và các đơn vị liên quan góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Quảng Bình.

Theo ThS. Hà Văn Đồng, Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS và điều trị nghiện chất, rung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Bình, số lượng người nhiễm HIV mới tại địa phương này có xu hướng giảm dần theo từng năm.

Ngành y tế cùng chính quyền cơ sở chung tay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 1.

Số lượng bệnh nhân nhiễm HIV mới tại Quảng Bình có xu hướng giảm dần theo từng năm.

Để có được kết quả đó, ngành Y tế Quảng Bình phối hợp cùng chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể thực hiện nhiều chương trình truyền thông, huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS từ cấp tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn.

Một số chương trình được triển khai như: Phát động phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư"; Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các nhóm dân cư đặc thù của từng địa phương; Triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao...

Ngành y tế cùng chính quyền cơ sở chung tay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 2.

Ngành Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.

Trong thời gian tới, ngành Y tế Quảng Bình tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương, các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền trong cộng đồng.

Đối với thanh niên là học sinh, sinh viên: Tăng cường cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn; tác hại của ma túy; cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ, đặc biệt là nhóm đồng giới MSM …

Bên cạnh đó, tổ chức nói chuyện chuyên đề, các sự kiện truyền thông tại các trường học để tăng cường truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Cung cấp kiến thức tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên.

Xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ghi nhận ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 2006. Là địa phương có địa bàn rộng, phức tạp, một lượng không nhỏ dân cư biến động thường xuyên. Nhiều loại tệ nạn xã hội cũng phát sinh, trong đó ma tuý, mại dâm... khiến nguy cơ nhiễm HIV tăng cao.

Ngành y tế cùng chính quyền cơ sở chung tay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 3.

Đoàn viên thanh niên phát tờ rơi tuyên truyền hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Xác định mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS là hết sức quan trọng, trong những năm qua, Ban phòng, chống HIV/AIDS xã Lộc Ninh đề ra những kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn hạn chế tối đa quá trình lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Ban phòng, chống HIV/AIDS xã Lộc Ninh phối hợp với trạm y tế, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tổ chức truyền thông thay đổi hành vi cho cư dân địa phương. Đưa các chủ đề thông điệp phòng chống HIV/AIDS vào các trường học trên địa bàn, đồng thời phát trên loa phát thanh của từng thôn.

Cán bộ y tế lồng ghép các buổi họp thôn, xóm để nói chuyện tuyên truyền về tác hại của ma tuý, nguy cơ lây nhiễm HIV và cách phòng, tránh lây nhiễm HIV. Thực hiện việc treo băng rôn, khẩu hiệu kêu gọi phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng.

Cùng với đó, chính quyền và cán bộ y tế thường xuyên đến nhà người nhiễm HIV để thăm hỏi, tặng quà, tư vấn sức khoẻ, hướng dẫn cách sống chung với người nhiễm HIV cho người nhà bệnh nhân.

Ngành y tế cùng chính quyền cơ sở chung tay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 4.

Nhân viên tiếp cận cộng đồng bỏ bao cao su vào hộp cấp phát.

Tại xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của các ban ngành trong đó Trạm Y tế xã là lực lượng nồng cốt trong thực hiện hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

Trạm Y tế phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Bình, Công an xã và chính quyền địa phương trong vấn đề quản lý, điều trị, truyền thông cho các trường hợp HIV và trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao. Cùng với đó, phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên phổ biến kiến thức về HIV/AIDS, cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho gia đình, người thân và cộng đồng....

Song song với công tác tuyên truyền cho người có nguy cơ cao nhiễm HIV thì vấn đề nâng cao nhận thức của người dân cũng được địa phương này chú trọng. Tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV dần được giảm bớt. Người nhiễm HIV dần hòa nhập cộng đồng, các gia đình có người nhiễm HIV nhận được sự cảm thông chia sẻ của mọi người.

Ngành y tế cùng chính quyền cơ sở chung tay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 5.

Công tác tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV luôn là nhiệm vụ quan trọng.

"Sự chung sức của chính quyền, đoàn thể các địa phương góp phần lớn vào việc giảm thiểu các trường hợp nhiễm HIV mới. Để công tác phòng, chống HIV/AIDS ngày càng hiệu quả, việc phối hợp giữa ngành y tế với chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể cần tiếp tục đẩy mạnh", Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS và điều trị nghiện chất, CDC Quảng Bình chia sẻ.

Sự kỳ thị tác động thế nào đến sức khỏe tâm thần người nhiễm HIV?Sự kỳ thị tác động thế nào đến sức khỏe tâm thần người nhiễm HIV?

SKĐS - Sự kỳ thị và phân biệt đối xử có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người nhiễm HIV, đồng thời là mối đe dọa kéo dài đối với sự lây lan của dịch bệnh.

Đừng Kỳ Thị Và Phân Biệt Đối Xử Với Người Nhiễm HIV/AIDS.



Hùng Trần
Ý kiến của bạn