Ngân hàng Đại Á sắp rời thị trường

19-11-2013 09:25 | Thời sự
google news

Thống đốc vừa có quyết định chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Đại Á và Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank). Chậm nhất ngày 5/1/2014, DaiA Bank phải xoá tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp và chấm dứt hoàn toàn hoạt động.

Thống đốc vừa có quyết định chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Đại Á và Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank). Chậm nhất ngày 5/1/2014, DaiA Bank phải xoá tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp và chấm dứt hoàn toàn hoạt động.

Cũng theo quyết định này, Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank) có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của DaiA Bank. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Quyết định có hiệu lực (ngày 20/12), HDBank phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, bố cáo sáp nhập...

Ngân hàng Đại Á sắp rời thị trường 1
Sau ngày 5/1/2014 thị trường tài chính sẽ không còn tên Ngân hàng Đại Á.

Như vậy, sau ngày 5/1/2014, cái tên Ngân hàng Đại Á sẽ chính thức mất khỏi thị trường tài chính sau 20 năm tồn tại. DaiA Bank được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/1993, là ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tiền thân của DaiABank là Ngân hàng cổ phần Nông thôn với vốn điều lệ một tỷ đồng.

Đến năm 2001, DaiABank nhận sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân Quang Vinh và tăng vốn lên 8 tỷ. Năm 2007, nhà băng này chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.

Trước quyết định nêu trên của cơ quan quản lý, trong đại hội bất thường của hai nhà băng vào ngày 15/6 và 25/9, cổ đông đã thông qua phương án hợp nhất, sáp nhập DaiA Bank vào HDBank. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu được quy định là 1:1. Đại hội cũng thống nhất tất cả nhân viên của DaiABank sẽ được giữ nguyên vị trí công tác và chế độ sau khi sáp nhập vào HDBank.

Hiện Ngân hàng Đại Á có vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng, mạng lưới gần 70 điểm giao dịch trên cả nước, hoạt động tương đối ổn định trong nhiều năm qua. Trong khi đó, vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển TP HCM là 5.000 tỷ đồng.

Việc hai nhà băng này sáp nhập lại với nhau được xem là cuộc sáp nhập tự nguyện đầu tiên giữa các ngân hàng không thuộc diện yếu kém buộc phải tái cơ cấu. Vốn điều lệ của ngân hàng sau sáp nhập được nâng lên hơn 8.000 tỷ đồng sẽ tạo tiền đề vươn lên nhóm 12 ngân hàng lớn nhất Việt Nam (G12).

Theo VnExpress


Ý kiến của bạn