Hà Nội

Ngăn chặn hiểm họa ung thư từ bệnh tiêu hóa

20-10-2020 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Nhiều trường hợp ung thư tiêu hóa có mầm mống từ các bệnh rất phổ biến nhưng mọi người thường chủ quan xem nhẹ như polyp, vi khuẩn Hp dạ dày,... Đã đến lúc cần hiểu đúng về sự nguy hiểm của các bệnh lý này cũng như tầm quan trọng của những biện pháp ngăn ngừa chúng tiến triển thành ung thư.

Ung thư tiêu hóa - phổ biến trong các loại ung thư

Ung thư tiêu hóa là tình trạng các khối u ác tính xuất hiện bên trong ống tiêu hóa. Ung thư ống tiêu hóa bao gồm ung thư vùng miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn.

Ảnh minh họa

Dựa trên báo cáo của Hiệp hội Ung thư Việt Nam, ung thư tiêu hóa đang có xu hướng tăng mạnh. Nước ta nằm trong top 20 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Mỗi năm nước ta cũng ghi nhận 17.500 ca mắc mới ung thư dạ dày trong đó 15.000 trường hợp tử vong, gần 15.000 ca mắc ung thư đại tràng mới và có đến hơn 7.000 người chết vì căn bệnh này.

Bên cạnh đó, ung thư tiêu hóa được đánh giá là loại nguy hiểm vì thời gian từ khi phát bệnh đến tử vong là rất nhanh. Phần lớn các ca bệnh đều phát hiện muộn dẫn tới việc điều trị khó khăn, tiên lượng sống thấp. Vì vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh để ngăn chặn nguy cơ ung thư ống tiêu hóa là rất cấp thiết.

Bệnh tiêu hóa không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành ung thư

Có nhiều lý do làm tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa như chế độ ăn uống không lành mạnh. Ăn quá mặn, ăn nhiều đồ chiên rán, thường xuyên bỏ bữa sáng,.. có thể gây ra ung thư. Việc sử dụng chất kích thích, môi trường ô nhiễm cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Ngoài ra, các bệnh lý tiêu hóa nếu không được điều trị đúng cách cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất lớn. Theo thống kê trên 35% người bệnh ung thư biểu mô dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Polyp không được điều trị kịp thời chiếm đến 50% nguyên nhân gây ung thư đại tràng. Nghiên cứu cũng chỉ ra 12% bệnh viêm dạ dày mạn tính thể teo và mạn tính của bệnh thiếu máu Biermer có nguy cơ biến chứng thành ung thư.

Các bệnh lý tiêu hóa không được chữa trị là con đường ngắn nhất dẫn tới ung thư (ảnh minh họa)

Tuy vậy hầu hết người bệnh đều chưa ý thức được đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu hóa cũng như không biết cách để ngăn chặn chúng tiến triển thành ung thư. Về vấn đề này, bác sĩ Chuyên khoa II Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc Nguyễn Thị Hằng - Nguyên trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E chia sẻ: “Đa số người bệnh mắc bệnh lý tiêu hóa đều còn rất mơ hồ, không lường trước được rằng bệnh có thể biến chứng thành ung thư. Thậm chí khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh còn chủ quan không thăm khám khiến bệnh tiêu hóa thông thường âm thầm tiến triển thành ung thư. Đến khi nhập viện thì tình trạng đã rất nguy kịch, bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Đây là một hệ quả đáng tiếc và hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh chịu khó nắm bắt những phương pháp ngăn chặn bệnh tiêu hóa biến chuyển thành ung thư”.

Làm sao để đẩy lùi nguy cơ ung thư từ bệnh tiêu hóa?

Theo bác sĩ Hằng, nguyên tắc đầu tiên trong việc ngăn chặn ung thư từ bệnh tiêu hóa đó là đi thăm khám thường xuyên để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Những người đang có các triệu chứng như: đau bụng, rối loạn đại tiện, sút cân không rõ nguyên nhân, ợ hơi ợ chua,... nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Người bệnh có thành viên trong gia đình mắc ung thư tiêu hóa cũng nên thận trọng và đi kiểm tra thường xuyên.

Đặc biệt người bệnh mắc bệnh tiêu hóa, đang theo dõi các bệnh lý dạ dày, viêm loét đại tràng, polyp,... cần thăm khám định kỳ và thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Chữa trị dứt điểm sẽ ngăn chặn đáng kể nguy cơ bệnh tiêu hóa biến chứng thành ung thư.

Nội soi dạ dày đại tràng giúp phát hiện bệnh tiêu hóa nhanh chóng, chính xác

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chỉ định bệnh nhân nội soi dạ dày đại tràng, siêu âm, test hơi thở,... để có được kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Thu Cúc được trang bị công nghệ nội soi NBI 5P có khả năng phát ánh sáng dải tần hẹp và phóng đại hình ảnh hơn 100 lần giúp phát hiện chính xác các bệnh lý thực quản - dạ dày - tá tràng và dấu hiệu ung thư từ rất sớm. Nhờ kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chuyên biệt và hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ đặc hiệu này để có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh tiêu hóa, tiêu diệt mầm mống ung thư.

Bên cạnh việc “bắt bệnh từ trong trứng nước” để điều trị tận gốc, người bệnh còn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh ăn những loại rau củ có màu xanh đậm, các loại trái cây như chuối, táo, đu đủ,.. sữa chua, hạt chia. Người bệnh cần tránh dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, các món muối mặn và nhiều dầu mỡ. Vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày cũng là cách để tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ ung thư từ bệnh tiêu hóa.

Ngày 23/10/2020 tới đây, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tổ chức buổi tư vấn chủ đề “Ngăn ngừa bệnh tiêu hóa tiến triển thành ung thư” với sự thuyết giảng của bác sĩ CKII Nguyễn Thị Hằng - Chuyên khoa tiêu hóa BV ĐKQT Thu Cúc, Nguyên trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E. Đăng ký tham dự ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội được thăm khám miễn phí với chuyên gia Tiêu hóa và nhận ưu đãi 35% phí nội soi không đau. Thông tin chi tiết chương trình xem tại đây

Ý kiến của bạn