19 ca tử vong mỗi phút do đề kháng kháng sinh (2)
Đề kháng kháng sinh (ĐKKS) xảy ra khi vi khuẩn thay đổi và trở nên bất hoạt với kháng sinh. Việc kê toa kháng sinh không hợp lý, sử dụng rộng rãi và kéo dài trong điều trị cũng như dự phòng, kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi v.v… là những nguyên nhân làm gia tăng khả năng đề kháng của vi khuẩn.
Đề kháng kháng sinh cũng có nguyên nhân từ việc lạm dụng thức ăn có kháng sinh trong chăn nuôi
ĐKKS đang tăng lên mức nguy hiểm ở tất cả các quốc gia. Các bệnh truyền nhiễm phổ biến: viêm phổi, lao, bệnh lậu, và nhiễm trùng máu đang trở nên khó điều trị hơn vì kháng sinh ngày càng kém hiệu quả. Thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực.
ĐKKS tạo ra một gánh nặng kinh tế cho toàn xã hội. Mỗi năm, thế giới phải chi hàng trăm tỷ USD để kiểm soát tình trạng số lượng ca tử vong do kháng thuốc tăng cao và nghiên cứu phát triển kháng sinh mới. Điển hình, con số đầu tư cho nghiên cứu kháng sinh mới điều trị bệnh lao phổi mỗi năm lến đến hơn 800 triệu USD; nhưng 50 năm qua chỉ có hai kháng sinh mới được phát triển và vẫn còn đang ở giai đoạn thử nghiệm(3).
Vai trò của bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân trong ngăn ngừa ĐKKS
Theo khảo sát của WHO năm 2015 tại Việt Nam, 74% đáp viên đồng ý rằng “đề kháng kháng sinh là một trong những vấn đề lớn nhất mà thế giới phải đối mặt”(4). Mỗi người đều có trách nhiệm nâng cao nhận thức và hành động cụ thể để chống lại ĐKKS.
Đối với bệnh nhân: khi có triệu chứng bệnh nên đến bác sĩ thăm khám và tuân thủ theo chỉ định điều trị, không nên tự ý uống hay chia sẻ thuốc cho người khác. Ngoài ra, cần ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” qua việc tiêm ngừa, giữ gìn vệ sinh cá nhân và nâng cao môi trường sống,...
Nhân viên y tế là những người nắm giữ vai trò chính trong việc duy trì hiệu lực của các kháng sinh. Để làm được điều này, nhân viên y tế hướng đến kê toa kháng sinh hợp lý, giúp cho bệnh nhân được điều trị và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn:
Đối với bác sĩ: xác định vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn kháng sinh theo các phác đồ và hướng dẫn điều trị; lưu ý phổ tác dụng, dược động học, dược lực học (điểm gãy PK/PD) của thuốc; và nhấn mạnh với bệnh nhân về việc tuân thủ điều trị.
Đối với dược sĩ: tư vấn cho bác sĩ về liều dùng khi điều trị với kháng sinh; tác dụng không mong muốn; độc tính; và các lưu ý về tương tác thuốc.
Nỗ lực của ngành Dược trong cuộc chiến ĐKKS
Đề kháng kháng sinh là thách thức hàng đầu đối với ngành Dược
Tại UNGA tháng 9/2016, GSK đã đưa ra cam kết phòng chống ĐKKS toàn cầu, khuyến nghị đưa vấn đề này trở thành một bước bắt buộc trong quá trình giải quyết các thách thức về chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.
Để tạo cơ sở dữ liệu nghiên cứu ĐKKS, GSK tiến hành SOAR là chương trình giám sát độ nhạy cảm của các vi khuẩn đối với kháng sinh, mang tầm vóc toàn cầu. SOAR giúp thu thập các mẫu phân lập của những chủng vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp mắc phải trong cộng đồng (CA-RTIs) để phân tích và theo dõi mức độ nhạy cảm của những tác nhân vi khuẩn này đối với các kháng sinh hiện có, tại nhiều quốc gia.
Đây đồng thời là cơ sở dữ liệu tham khảo dành cho nhân viên y tế trong việc nghiên cứu dược lâm sàng, cũng như ứng dụng để tối ưu hóa phác đồ điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh, phù hợp theo từng địa phương.
Tiêm ngừa là cách chủ động phòng chống bệnh tật hiệu quả
Song song với thúc đẩy nghiên cứu kháng sinh mới, GSK chú trọng việc đầu tư nghiên cứu các vắc xin mới ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Và phối hợp cùng các Hội Y khoa trong các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng để nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của tiêm ngừa. Đây được xem như phương pháp hiệu quả trong việc giải quyến vấn đề ĐKKS và hạn chế sự phụ thuộc vào kháng sinh mới.
Hưởng ứng lời kêu gọi của WHO nhân tuần lễ Đề kháng kháng sinh Toàn cầu, VPĐD GlaxoSmithKline Pte Ltd tại Tp.HCM phối hợp cùng Hội Hô hấp Tp.HCM thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhằm cung cấp kiến thức cũng như nâng cao nhận thức trong cộng đồng về sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm thiểu tình trạng đề kháng kháng sinh. |
REFERENCE SOURCE
1,2.Báo cáo Lord Jim O’Neill – 5/2016
https://amr-review.org/sites/default/files/160518_Final paper_with cover.pdf
3.http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2017/drug-resistant-tb/en/
4.http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2015/antibiotic-resistance/en/