Ngắm cầu Long Biên - 'Chứng nhân lịch sử' từ trên cao trước khi được cải tạo

04-07-2022 15:41 | Xã hội

SKĐS - Trải qua bao thăng trầm của thời gian cùng biến cố lịch sử của đất nước, cây cầu Long Biên vẫn hiên ngang và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội, được coi là “chứng nhân lịch sử”.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 1.

Cầu Long Biên là nơi lưu lại rất nhiều những dấu mốc lịch sử của dân tộc Việt Nam...

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 2.

Khi ấy cây cầu được xây dựng với mục tiêu lưu thông hàng hóa từ đồng bằng Bắc Bộ tới Hải Phòng và quay vào Hà Nội.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 3.

Hiện nay cầu Long Biên là nơi giúp liên kết các phương tiện xe máy, tàu hỏa, xe đạp,… lưu thông qua Sông Hồng.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 4.

Đây là cây cầu do kiến trúc sư Gustave Eiffel người Pháp xây dựng từ những năm 1898 dưới thời Đông Dương.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 5.

Năm 1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cây cầu đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác. Người dân vui và tự hào, hạnh phúc bao nhiêu đều được cây cầu "ghi lại" giây phút đó.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 6.

Vào tháng 10/1954, Hà Nội ngập trong biển cờ hoa mừng Ngày Giải phóng thủ đô, cầu Long Biên cũng đứng đó và chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 7.

Và rồi 21 năm sau, cây cầu lại một lần nữa chứng kiến niềm vui độc lập thống nhất đất nước, miền Nam được giải phóng.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 8.

Cứ như thế, trải qua hơn 100 năm lịch sử, cầu Long Biên là người bạn đồng hành cùng mỗi người dân và đất nước ta.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 9.

Cầu Long Biên đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới (chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ), thậm chí được gọi là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 10.

Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, cầu gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ với lối kiến trúc độc đáo. Cây cầu được thiết kế với một đường sắt đơn chạy ở giữa còn hai bên là hai làn đường dành cho xe đạp và người đi bộ.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 11.

Cho tới nay, cây cầu đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp lịch sử hào hùng vốn có, vững chắc.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 12.

Qua thời gian, cây cầu hơn 100 tuổi Long Biên với dấu hiệu xuống cấp được chính quyền thành phố Hà Nội lên kế hoạch nghiên cứu, cải tạo.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 13.

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa quyết định thành lập Tổ chuyên gia triển khai dự án "Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên". Dự án được Chính phủ Pháp tài trợ do ông Đỗ Việt Hải - Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội làm tổ trưởng. Tham gia với tổ công tác có đại diện các Sở, ngành thành phố liên quan và Hội kiến trúc sư (KTS) Việt Nam, Hội KTS Hà Nội cùng các chuyên gia.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 14.

Ông Trần Đăng Hải - Trưởng phòng Kết cấu hạ tầng (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, cầu Long Biên hiện hữu luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Hà Nội trong mọi giai đoạn.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 15.

Theo quyết định của Hà Nội, Tổ chuyên gia có trách nhiệm phối hợp với Đại sứ quán Pháp đề xuất và triển khai các hoạt động nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 16.

Đồng thời, xây dựng nội dung dự án "Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên" làm cơ sở để Sở GTVT Hà Nội báo cáo UBND thành phố. Qua đó, thực hiện các thủ tục tiếp nhận, triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định về quản lý nguồn vốn ODA và các quy định pháp luật liên quan.

Ngắm cầu Long Biên - “Chứng nhân lịch sử” từ trên cao trước khi được cải tạo - Ảnh 17.

Chuyên gia kiến trúc đô thị cho rằng, cùng với cải tạo là bảo tồn kiến trúc, yếu tố thẩm mỹ và giá trị lịch sử hướng đến phát triển du lịch Thủ đô.

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn