Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa

29-05-2024 16:17 | Xã hội

SKĐS - Bệnh cạnh việc trưng bày đa dạng các loài động vật biển thông thường, Viện Hải dương học (Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa) đang bảo tồn, chăm sóc nhiều loài động vật biển quý hiếm.

Viện Hải dương học (Nha Trang, Khánh Hòa) hình thành từ hơn 100 năm trước, đây là địa chỉ nghiên cứu, lưu giữ mẫu khoảng 5.000 động vật, thực vật biển Việt Nam và các nước lân cận.

Đồng thời, Viện Hải dương học hiện đang nuôi dưỡng nhiều loại tôm, cá để khách đến tham quan. Đặc biệt, có 2 loài động vật biển quý hiếm được bảo vệ, chăm sóc chu đáo tại đây là cá mập và rùa biển.

Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận về hai loài động vật quý hiếm này.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 1.

Chiếc hồ lớn trong Viện Hải dương học để nuôi dưỡng, bảo tồn 3 loại cá mập gồm: Cá mập y tá, cá mập san hô, cá mập vây đen.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 2.

Các loại cá mập nêu trên sống quây quần bên nhau và di chuyển liên tục trong hồ nước.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 3.

Cá mập y tá có phần dưới bụng và vây màu trắng. Theo Viện Hải dương học, cá mập y tá là động vật sống chủ yếu ở thềm lục địa và hải đảo trong khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, thức ăn chính là động vật sống dưới đáy biển. Động vật này hay hoạt động về ban đêm, có đặc tính hiền lành, chậm chạp và dễ tổn thương.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 4.

Cá mập vây đen chủ yếu sống ở vùng biển nông khu vực Ấn Động Dương - Thái Bình Dương, thức ăn chính là các loại cá nhỏ, mực. Động vật này đi săn thức ăn theo đàn. Cá mập vây đen thường không hung dữ với con người, chỉ nổi giận khi bị đe dọa. Loại động vật này đang ở tình trạng sắp nguy cấp.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 5.

Cáp mập san hô sống ở vùng nước ấm ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thức ăn chính là các loài cá nhỏ và loài giáp xác. Đây cũng là loại cá mập hiền lành, đang ở tình trạng sắp nguy cấp.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 6.

Viện Hải dương học cũng sử dụng một hồ nước lớn để nuôi dưỡng, bảo tồn đàn rùa biển. Đàn rùa này sống quây quần bên nhau.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 7.

Một chú rùa biển đang trong giai đoạn trưởng thành và bơi liên tục trong hồ nước. Theo Viện Hải dương học, thức ăn chính của rùa biển là cỏ biển, sứa biển...Đây là loài động vật thường sống ở các rạn san hô gần bờ.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 8.

Một chú rùa biển có kích thước lớn nhưng khả năng di chuyển trong nước vẫn rất nhanh nhẹn. Thông tin từ Việt Hải dương học, rùa biển đang phải đối diện với nhiều mối đe dọa như: mất trứng do các loài động vật biển khác ăn, hay bị bệnh tật, bị đánh bắt. Rùa biển suy giảm và mất đi nghĩa là mất đi một phần tuyệt diệu của thiên nhiên. Đây là động vật quý hiếm đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng sinh thái biển. Cần khẩn trương bảo vệ rùa biển bằng cách cấm mua bán thịt rùa biển, không mua đồ lưu niệm làm từ rùa biển. Đồng thời, chung tay giữ môi trường biển trong lành.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 9.

Bên cạnh việc nuôi dưỡng, bảo tồn rùa biển, cá mập, Viện Hải dương học còn bảo tồn nguyên vẹn xác nhiều động vật quý, đáng chú ý như bò biển, cá nhám voi. Trong ảnh là xác con bò biển được sử dụng chất bảo quản để giữ nguyên vẹn. Bò biển là động vật biển hiếm hoi có vú và biết cho con bú nên ngư dân thường gọi là “nàng tiên cá”. Bò biển có tính cách hiền lành, gần gũi với con người, thức ăn chính là cỏ biển. Tại Việt Nam, loại động vật này từng xuất hiện ở vùng biển khu vực miền Tây Nam Bộ.

Ngắm các loài động vật biển quý hiếm ở Khánh Hòa- Ảnh 10.

Xác cá Nhám voi được bảo tồn nguyên vẹn. Thông tin từ Viện Hải dương học, con cá Nhám voi này được đánh bắt đầu năm 2005 tại vùng biển Phú Quý (Bình Thuận). Cá có chiều dài 5m, nặng 1 tấn. Cá nhám voi là loài cá lớn nhất trong các loài cá sống ở biển, con to nhất có thể nặng 20 tấn, dài 20m. Đây là loại động vật hiền lành, không gây nguy hiểm cho người và nó có thể lặn xuống độ sâu 1.500m. Cá nhám voi thích di cư, thức ăn chính là sinh vật nổi, cá cơm, mực...

Cá mập đang được nuôi dưỡng, bảo tồn ở Viện Hải dương học.





Đông Hưng
Ý kiến của bạn