Hà Nội

Ngải cứu - “cứu” sức khỏe nhưng chớ dùng nhiều

17-08-2021 15:10 | Vị thuốc quanh ta
google news

SKĐS - Ngải cứu được dùng chữa trị khá nhiều chứng bệnh như đau đầu, đau bụng do lạnh, đau đại tràng mạn, đau thần kinh tọa… cũng như giúp an thai, tẩm bổ cơ thể. Tuy nhiên dùng nhiều lại gây hại cho sức khỏe.

Ngải cứu trị nhiều chứng bệnh

Đặc điểm của ngải cứu

Ngải cứu - “cứu” sức khỏe nhưng chớ dùng nhiều - Ảnh 1.

Cây ngải cứu.

Ngải cứu tên khoa học Asterimisia vulgaris, thuộc họ hoa cúc Asteraceae.

Đặc điểm cây thân thảo, cao tầm 50 – 60cm, lá mọc so le, không có cuống, xẻ thùy lông chim, màu lá hai mặt khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro. Hoa mọc thành chùm kép hay mọc ở đầu ngọn.

Ngải cứu được thu hái theo kinh nghiệm dân gian, tốt nhất vào ngày 5/5 âm lịch. Bộ phận dùng toàn cây trên mặt đất, các bộ phận khác nhau tác dụng khác nhau.

Lá ngải cứu được dùng là chính. Thân và cành nhỏ kèm lá có thể sao rồi chườm lưng hoặc chỗ đau.

Tính vị quy kinh của ngải cứu: Vị đắng cay, tính ấm, quy kinh can, tỳ, thận

Tác dụng: Ôn ấm khí huyết, trục hàn khí lạnh, thổ huyết, nục huyết, an thai.

Ứng dụng điều trị

Ngải cứu - “cứu” sức khỏe nhưng chớ dùng nhiều - Ảnh 2.

Dùng lá ngải cứu huyệt chữa đau lưng.

- Trong ngải cứu có hoạt chất α-thuyon có tác dụng làm hưng phấn thần kinh nên có tác dụng giảm đau đầu, và đây cũng là nguyên nhân của món trứng ngải cứu ra đời.

Thực ra ngải cứu có tác dụng chữa đau đầu, nếu ăn không thì nó đắng, hơn nữa trứng gà có tính chất bồi bổ cơ thể, cung cấp nhiều acid amin tốt cho cơ thể, nên dùng chung vừa được món ăn ngon vừa tác dụng tốt cho bệnh.

Chính vì ngải cứu có hoạt chất là hưng phấn thần kinh nên nếu dùng nhiều và liều cao sẽ không tốt vì có thể gây điên cuồng kích thích.

- Là thuốc hoạt huyết trừ hàn trong tử cung và nội tại vùng hạ tiêu. Qua nghiên cứu nó không tác dụng trên cơ trơn tử cung nên nó là vị thuốc hoạt huyết nhưng không gây sảy thai. Ngược lại nó lại có tác dụng an thai vì trừ khí lạnh trong tử cung và hoạt huyết cầm máu.

- Có tác dụng tốt trên tiêu hóa, chữa đau bụng do lạnh, tỳ hư hàn, bụng dưới lạnh và đau.

- Lá ngải có tác dụng làm mồi để cứu dùng trong châm cứu rất nhiều, sấy khô vo nát làm mồi, hoặc điếu ngải cuốn hơ lên huyệt hoặc cho vào cốc giao khí cứu huyệt thần khuyết hoặc huyệt khí hải nhằm nâng cao chính khí cơ thể, chữa đau đại tràng mạn …

Ngải cứu - “cứu” sức khỏe nhưng chớ dùng nhiều - Ảnh 4.

Gà tần ngải cứu thuốc bắc bồi bổ cơ thể trong mùa dịch.

Ngoài ra, dân gian hay dùng ngải cứu tươi với cúc tần, lá lốt… cho vào sao với muối hoặc nước đồng tiện nam hặc nữ chờm chỗ sưng, chỗ đau, đặc biệt đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm.

- Chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Lá ngải khô 30g hoặc tươi 50g cho vào 200ml nước đun cạn còn 100ml, chia 2 lần uống trong những ngày ra máu. Uống liền 3-5 ngày sẽ sạch.

- Bài thuốc tẩm bổ từ gà tần ngải cứu thuốc bắc, tốt trong thời COVID-19:

Gà con 1 con khoảng 300 – 500g, ngải cứu tươi 50g, gạo nếp 30g, gạo tẻ 30g, tam thất bột 10g, táo tàu 5 quả, mộc nhĩ 10g, đậu xanh 10g, muối bột canh 1 xíu. Cho vào bụng con gà sau khi làm sạch rồi cho vào nồi tần 30 phút nhỏ lửa từ lúc sôi có thể lâu hơn tùy ý. Mang ra ăn, tuần 2 – 3 lần. Chú ý ăn nhiều có thể béo nên các chị em cần cân nhắc.

Xem thêm video đang được quan tâm:

[


ThS.BS. Nguyễn Quang Dương
(Phụ trách khoa Ung bướu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh)
Ý kiến của bạn