Nga trình làng hệ thống pháo binh 2S43 Malva nâng cấp

17-01-2025 07:04 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nga đã giới thiệu phiên bản nâng cấp của hệ thống pháo tự hành 2S43 Malva, với nhiều cải tiến đáng kể.

Hệ thống này đã được thử nghiệm tại Học viện Pháo binh Quân sự Mikhailovsk, nổi bật với việc thay thế pháo 152mm 2A64 cũ bằng pháo 2A36M cải tiến. Với nòng pháo dài 50 calibers, phiên bản mới này gia tăng đáng kể tầm bắn và sức công phá.

Nga trình làng hệ thống pháo binh 2S43 Malva nâng cấp- Ảnh 1.

Hệ thống pháo binh 2S43 Malva của Nga với pháo 152 mm/50 2A36 Giatsint-B.

Pháo 152mm 2A36M không chỉ vượt trội về kích thước mà còn có tầm bắn xa nhất trong số các loại pháo cùng loại của Nga, vượt xa phiên bản 2A64 trước đây.

Hệ thống này còn hỗ trợ sử dụng các loại đạn dẫn đường chính xác như Krasnopol, mang lại khả năng tấn công mục tiêu hiện đại và hiệu quả hơn. Đây là một bước tiến lớn, đưa 2S43 Malva trở thành vũ khí pháo binh tầm xa với độ chính xác cao, có thể sánh ngang với các hệ thống tiên tiến nhất của phương Tây.

Ngoài pháo cải tiến, 2S43 Malva còn được tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số hiện đại và công nghệ liên lạc vệ tinh, giúp nâng cao hiệu quả tác chiến. Những cải tiến này không chỉ cải thiện tốc độ phản ứng mà còn tăng độ chính xác khi khai hỏa.

Khung gầm của xe dựa trên nền tảng xe tăng T-72, mang lại độ bền và khả năng cơ động cao. Xe được trang bị tháp pháo xoay 360 độ và hệ thống nạp đạn tự động, giúp tăng tốc độ khai hỏa và giảm nguy cơ cho kíp lái.

Với khả năng bắn nhiều loại đạn pháo 152mm, từ đạn nổ mạnh (HE-FRAG) đến đạn dẫn đường, Malva dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu như công sự, xe bọc thép, và các vị trí phòng thủ của đối phương.

Tầm bắn tối đa của 2S43 có thể đạt tới 40 km, tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng. Hệ thống này còn được tích hợp công nghệ định vị tiên tiến, cho phép phối hợp hiệu quả với các đơn vị pháo binh khác trong chiến trường rộng lớn. Khả năng di chuyển nhanh chóng sau khi khai hỏa cũng giúp Malva giảm nguy cơ bị phản công.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2021, 2S43 Malva đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong các cuộc thử nghiệm và trong thực tế. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, hệ thống này đã được sử dụng để tấn công các mục tiêu chiến lược như sở chỉ huy, hệ thống pháo binh và vị trí kiên cố của đối phương.

Dù vậy, 2S43 Malva không tránh khỏi tổn thất. Vào tháng 6/2024, một máy bay không người lái FPV của Ukraine đã phá hủy thành công một xe pháo Malva gần Kharkiv.

Phi công Su-35 hạ cánh an toàn sau khi trúng tên lửa SAMPhi công Su-35 hạ cánh an toàn sau khi trúng tên lửa SAM

SKĐS - Theo tờ Krasnaya Zvezda (Sao Đỏ), cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Nga, một phi công Su-35 đã hạ cánh an toàn dù máy bay bị tên lửa đất đối không (SAM) bắn trúng.


Xuân Minh
(Theo Bulgarian Military)
Ý kiến của bạn