Nga ra mắt hệ thống phòng thủ khinh khí cầu chống UAV

03-07-2024 11:06 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ngày 2/7, tại hội nghị Công nghệ phát hiện và đối phó UAV, diễn ra từ ngày 1-2/7 tại St. Petersburg, công ty Pervyy Dirizhabl (First Dirigible) của Nga đã công bố phát triển hệ thống phòng thủ Barrier dựa trên khinh khí cầu chắn sóng.

Nga ra mắt hệ thống phòng thủ khinh khí cầu chống UAV- Ảnh 1.

Khí cầu AKV-05 của Nga có cảm biến quang học trên biên giới với Phần Lan. (Nguồn: Militarnyi)

Hệ thống Barrier hoạt động bằng cách đưa các khinh khí cầu có gắn lưới lên không trung khi phát hiện máy bay không người lái (UAV) đang tiếp cận một cơ sở chiến lược.

Các khí cầu như AKV-05 được trang bị hệ thống giám sát quang học, nhiệt và vô tuyến, có khả năng trinh sát ở khoảng cách lên tới 10 km. Những khí cầu này được sử dụng trong khu vực chiến đấu bởi các đơn vị FSS tại biên giới của Nga.

Nếu UAV đâm vào lưới, một phần lưới sẽ bị tách ra và một phần lưới mới sẽ được thay thế, đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng cho các mối đe dọa tiếp theo.

Mỗi khinh khí cầu trong hệ thống có thể nâng được tới 30 kg tải trọng và toàn bộ cấu trúc có thể đạt độ cao tối đa 300 mét. Điều này cho phép hệ thống tạo ra một hàng rào bảo vệ hiệu quả ở các độ cao khác nhau.

Nga ra mắt hệ thống phòng thủ khinh khí cầu chống UAV- Ảnh 2.

Một khinh khí cầu phòng không của Anh trên bầu trời London trong Thế chiến II. (Nguồn: Militarnyi)

Việc sử dụng khinh khí cầu để phòng thủ không phải là mới. Trong Thế chiến II, hệ thống tương tự đã được sử dụng để đánh chặn máy bay ném bom và tên lửa hành trình V-1. Hệ thống rào chắn này đã chứng minh hiệu quả khi Anh quốc sử dụng để đánh chặn hơn 200 tên lửa của Đức.

Về mặt lý thuyết, hệ thống Barrier có thể hiệu quả tương đương đối với các UAV tấn công tầm xa hoạt động ở độ cao thấp và tốc độ chậm. Việc đâm vào lưới sẽ làm mất ổn định và vô hiệu hóa UAV.

Mặc dù chi phí cụ thể của hệ thống Barrier chưa được công bố, nhưng rõ ràng hệ thống này sẽ rẻ hơn nhiều so với việc lắp đặt các hệ thống phòng không hoàn chỉnh xung quanh một cơ sở chiến lược. Điều này mang lại lợi ích kinh tế lớn, đặc biệt trong bối cảnh cần bảo vệ nhiều cơ sở cùng một lúc.

Ngoài việc phát triển hệ thống phòng thủ, Nga cũng đã sử dụng khinh khí cầu trong các hoạt động giám sát và trinh sát dài hạn.

Cận cảnh xe tăng T-72B3M Nga tấn công đồn trú UkraineCận cảnh xe tăng T-72B3M Nga tấn công đồn trú Ukraine

SKĐS - Ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn phim gây chú ý, ghi lại cảnh xe tăng T-72B3M của họ tấn công vào một cứ điểm quân sự của Ukraine tại khu vực Avdeyevka.


Xuân Minh
(Theo RIA Novosti, Militarnyi)
Ý kiến của bạn