Mô cấy được tạo ra từ polyethylene trọng lượng phân tử cực cao - một loại vật liệu sinh học tương hợp sử dụng rộng rãi trong y học. Mô cây mới có 2 lớp. Trong mô xương hữu cơ, mô cấy có một lớp rất bền và kháng lại mọi tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, mạch máu và mô có thể phát triển thành lớp mô nhẹ cho phép mô xương ghép vào cơ thể nhanh hơn.
Các nhà khoa học Đại học Khoa học & Công nghệ Quốc gia Nga (MISiS) đã phát triển thành công mô cấy ghép mô phỏng cấu trúc của mô xương
“Hầu hết mô cấy ghép hiện nay hoặc được làm bằng gốm hoặc vật liệu tổng hợp và bao gồm một lớp xốp hoặc rắn. Ưu điểm trong mô cấy ghép của chúng tôi là nó cả hai lớp như thế, do đó, khả năng chống rạn nứt tốt”, Tiên sĩ Fyodor Senatov cho biết.
Polyetylene trọng lượng phân tử cao có tính đàn hồi tốt cho phép bác sĩ phẫu thuật chỉnh sửa và cắt ghép xương trong quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra, lớp ngoài cứng rắn của mô cấy ghép được bão hòa với thuốc kháng sinh để ngăn nhiễm trùng hậu phẫu. Lớp xốp bên trong được tiêm tế bào tủy xương của chính bệnh nhân, do đó, làm tăng tốc độ phản ứng tổng hợp của mô cấy với cơ thể.
“Công nghệ đột phá này sẽ giảm đáng kể số lượng biến chứng nhiễm trùng. Như vậy, nó sẽ làm giảm chi phí chăm sóc bệnh nhân trong quá trình phục hồi chức năng”, Tiến sĩ Mikhail Kiselevsky phân tích.
Hiện mô cấy đang trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng, và đã được sử dụng để làm liền xương cho chuột trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu sau khi toàn bộ chu trình thử nghiệm tiền lâm sàng hoàn tất, và sẽ mất khoảng 5 năm. Hiện, các nhà khoa học đang trình đợn xin cấp bằng sáng chế tại Nga và quốc tế.