Nga phát triển hệ thống tên lửa mới không kém gì Oreshnik

18-12-2024 08:34 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nga đang phát triển các hệ thống tên lửa mới có hiệu quả ngang tầm Avangard và Oreshnik, theo Tướng Sergey Karakaev, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF).

Phát biểu nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập SMF trong một cuộc phỏng vấn với tờ Krasnaya Zvezda, trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, Tướng Karakaev cho biết những tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của nước này, bao gồm Avangard và Oreshnik, được trang bị các đầu đạn mới với khả năng gần như không thể bị đánh chặn.

Nga phát triển hệ thống tên lửa mới không kém gì Oreshnik- Ảnh 1.

Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat của Nga. (Nguồn: Sputnik)

Ông xác nhận công việc thử nghiệm và triển khai các hệ thống tên lửa chiến lược Sarmat và Osina mới đang tiến triển tích cực.

Tướng Karakaev cũng tiết lộ rằng, nhiều hệ thống tên lửa khác có hiệu quả tương tự cũng đang trong giai đoạn phát triển cuối, nhưng "chưa phải lúc để công bố thông tin chi tiết".

Lực lượng tên lửa hạt nhân hàng đầu

ICBM Yars hiện là cốt lõi của lực lượng răn đe chiến lược Nga, theo ông Karakaev. Đặc biệt, quá trình thay thế RS-20V Voevoda (tên NATO: SS-18 Satan) – tên lửa silo mạnh nhất thế giới – bằng RS-28 Sarmat đã đạt được những bước tiến quan trọng.

Loại tên lửa RS-28 Sarmat, được trang bị nhiên liệu lỏng, đã chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2023 sau lần thử nghiệm thành công đầu tiên vào tháng 4/2022.

Tên lửa Sarmat có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân hạng nặng với tính năng tái nhập khí quyển nhiều lần. Ngoài ra, nó còn tương thích với tên lửa siêu thanh Avangard – loại đầu đạn có thể đạt tốc độ cao trong khí quyển và tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa nhờ khả năng cơ động linh hoạt.

Tầm bắn của Sarmat cho phép phóng từ Nga đến bất kỳ mục tiêu nào tại Mỹ, kể cả qua Nam Cực, giúp tránh được các hệ thống phòng thủ tên lửa đặt tại Alaska.

Trả lời câu hỏi về các căn cứ tên lửa Mỹ ở Romania và Ba Lan – những nơi gần biên giới Nga – Tướng Karakaev khẳng định rằng chúng không thể chống lại các loại tên lửa siêu thanh hiện đại của Nga.

Ông nhấn mạnh, những hệ thống tên lửa mới đang được thiết kế với các giải pháp công nghệ tiên tiến, bảo đảm hiệu quả ngay cả khi đối mặt với bất kỳ sự phát triển nào trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và đồng minh. "Không có nơi nào nằm ngoài tầm với của tên lửa Nga", ông khẳng định.

Moscow từ lâu đã coi việc NATO mở rộng sát biên giới Nga là một mối đe dọa hiện hữu. Nga cũng xem cuộc xung đột tại Ukraine như một phần trong chiến lược kiềm chế của phương Tây nhằm làm suy yếu Nga.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết vào đầu tuần này, rằng hệ thống tên lửa siêu thanh Oreshnik mới là một phần quan trọng trong chiến lược đối phó toàn diện của Nga trước việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở Tây Âu.

Cuối tháng 11, Nga đã chứng minh khả năng của Oreshnik khi sử dụng loại tên lửa này để bắn đầu đạn siêu thanh vào một nhà máy quân sự tại Dnepr, Ukraine.

Việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2025, hứa hẹn củng cố thêm sức mạnh cho kho vũ khí chiến lược của Nga.

F-16 Ukraine đánh chặn 11 tên lửa hành trình NgaF-16 Ukraine đánh chặn 11 tên lửa hành trình Nga

SKĐS - Ngày 13/12, Nga thực hiện một cuộc không kích lớn, phóng 93 tên lửa nhằm vào các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Ukraine.


Xuân Minh
(Theo RT, Reuters)
Ý kiến của bạn