Thuốc mới an toàn để tiêm vào tĩnh mạch và có thể làm tan máu đông hiệu quả gấp 4.000 lần so với thuốc có gốc enzyme.
Trong trường hợp nghẽn mạch nghiêm trọng, máu đông phải được làm tan trong khoảng 4 giờ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thiếu lưu lượng máu sẽ có thể phá hủy mô trong cơ thể. Thậm chí, nếu bệnh nhân may mắn có đủ thời gian làm tan huyết khối, sẽ có rất nhiều biến chứng gây ra bởi thuốc làm tan huyết khối-chính là một loại enzyme được tiêm vào tĩnh mãnh để làm tan máu đông.
Không làm như vậy, các nhà khoa học Nga sử dụng một loại vật liệu hỗn hợp có thể cung cấp enzyme làm tiêu sợi huyết một cách chính xác và an toàn. Vật liệu mới bao gồm một cấu trúc quặng thiếc xốp và các phân tử urokinase-một loại enzyme thường được sử dụng trong y học như một loại chất làm tan huyết khối.
Vật liệu hỗn hợp được sử dụng để tạo ra lớp phủ đánh tan huyết khối dành cho tĩnh mạch nhân tạo và giải pháp tiêm ổn định được làm bằng những hạt vật chất có kích thước siêu nhỏ. Những hạt nhân dễ dàng di chuyển đến khu vực máu đông bằng cách sử dụng một loại từ trường từ bên ngoài. Thậm chí, quan trong hơn cả, cấu trúc quặng thiếc cũng bảo vệ enzyme tránh nhiều ức chế khác nhau xuất hiện trong máu và có thể khiến thuốc làm tan huyết khối mất tác dụng.
“Chúng tôi đã chứng minh enzyme được bảo vệ bằng cách sử dụng phương pháp riêng không làm mất đi tính năng phòng bệnh trong thời gian dài. Thuốc mới có thể làm tan máu đông gấp 4.000 lần so với thuốc thông thường”, giáo sư Andrey Drozdov, một nhà khoa học hiện công tác tại Phòng Khoa học Nghiên cứu Công nghệ và Vật liệu Hóa học Hiện đại (LSCAMT) trực thuộc Đại học Tổng hợp ITMO, chủ nhiệm công trình nghiên cứu cho biết.
“Kết quả nghiên cứu sẽ sớm cho phép chúng tôi thử nghiệm hệ thống làm tan huyết khối đối với động vật có vú, và hiện chúng tối đang chuẩn bị cho nghiên cứu lâm sàng”, giáo sư Vladimir Vinogradovm, Viện trưởng LSCAMT cho biết.