Hà Nội

Nga đưa công nghệ phục hồi chức năng sinh học vào World Cup

11-07-2018 11:38 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Biofeedback (phục hồi chức năng sinh học) là một công nghệ được sử dụng để kiểm soát các chức năng cơ thể. Ở Nga, các nhà khoa học đang cung cấp giải pháp này cho cổ động viên bóng đá bị căng thẳng và xúc động quá mức vì World Cup 2018.

Gần đây, trong trận đấu giữa Anh và Colombia, nhiều cổ động viên Anh nhận được thông báo từ đồng hồ thông minh Apple Watch cho biết nhịp tim của họ đang tăng đến cấp độ nguy hiểm. Thông báo cảnh báo: “Apple Watch phát hiện nhịp tim trên 120 trong khi bạn dường như không vận động trong khoảng thời gian tối thiểu 10 phút.”

Những dấu hiệu như vậy thường diễn ra trước một cơn đau tim, và cổ động viên Anh không phải là những người duy nhất trải qua căng thẳng tột độ trong mùa World Cup năm nay. Hàng ngàn cổ động viên Mexico, Đức và Hàn Quốc cùng với nhiều người hâm mộ môn thể thao vua đều cảm nhận nhịp tim, từng búi cơ, khớp xương, hàm răng và bộ phận cơ thể khác bị xáo trộn vì trạng thái cảm xúc của họ.'

Reacor phân tích tình trạng tâm lý và tâm sinh lý của một bệnh nhân, cũng như trạng thái hệ thần kinh và nhịp tim

 

Để giúp giảm căng thẳng cho cổ động viên, các nhà khoa học công tác tại Đại học Liên bang Ural của Nga đã phát triển một tổ hợp công nghệ mới có tên gọi Reacor, dựa trên nguyên lý cơ bản của hồi phục chức năng sinh học.  “Có 25 người đã tham gia giai đoạn thử nghiệm ban đầu. Cần khoảng 10-15 phút để ổn định cảm xúc của một cổ động viên,” bà Victoria Dikhor, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Mặc dù phục hồi chức năng sinh học được chứng nhận ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, bao gồm Mỹ, các nhà khoa học chưa biết chính xác nó hoạt động như thế nào. Điều chắc chắn là nó cải thiện tình trạng sức khỏe bằng cách thực hiện những thay đổi tinh tế trong cơ thể, chẳng hạn giảm co cơ.

Reacor phân tích tình trạng tâm lý và tâm sinh lý của một bệnh nhân, cũng như trạng thái hệ thần kinh và nhịp tim. Theo Tiến sĩ Dikhor, phương pháp này có thể ổn định trạng thái của các hệ thống cơ thể khác nhau. “Chúng tôi sử dụng nhiều chỉ số khác nhau, bao gồm phản ứng qua da, điện tâm đồ, nhiệt độ và hơi thở,” bà Dikhor giải thích với Báo điện tử Russia Beyond hôm 11-7.

Ngoài người hâm mộ bóng đá, các nhà khoa học Nga lên kế hoạch làm việc với nhiều nhóm người khác nhau có nguy cơ căng thẳng cao như lực lượng cảnh sát. Mục tiêu khác là phát triển chương trình đào tạo dành cho các nhóm xã hội khác nhau từ học sinh, sinh viên cho người nghỉ hưu và nội trợ.


Hoa Quỳnh
Ý kiến của bạn