1. Muối rất cần thiết cho cơ thể
Muối là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Khi muối (natri clorua) đi vào cơ thể, nó sẽ phân tách thành 2 thành phần: ion clorua và ion natri. Chúng khuếch tán vào máu và sau đó xâm nhập vào các tế bào. Vai trò của natri là giúp điều hòa nồng độ axit, kiềm và cân bằng nội môi, giúp dẫn truyền thần kinh và điều hòa huyết áp động mạch.
Muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể. Natri đóng một vai trò quan trọng đối với sự sống, vì khoáng chất này duy trì huyết áp ổn định. Natri giúp tăng cường chức năng não nên muối là một yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển não bộ.
Sự thật thì chúng ta không thể sống được nếu thiếu muối. Muối là một chất xúc tác giúp kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể. Từ muối, cơ thể tạo nên hydrochloric acid là một trong những dịch tiêu hóa cần thiết.
Sự cân bằng nước và các chất lỏng có trong cơ thể là do tế bào liên tục trải qua một quá trình gọi là thẩm thấu - chất lỏng có đặc tính khuếch tán qua một lớp màng từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp, cho đến khi cả hai đạt đến trạng thái cân bằng. Natri giúp duy trì quá trình này diễn ra bình thường.
2. Nguy cơ sức khỏe khi ăn quá nhiều muối
Ở người khỏe mạnh, gần như 100% natri ăn vào được hấp thu trong quá trình tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng natri. Nếu cơ thể không đủ lượng muối cần thiết, một cơ chế nội tiết bù đắp bằng việc giảm thiểu đào thải muối qua đường nước tiểu và mồ hôi.
Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể được ước tính vào khoảng 200 - 500mg/ngày (tương đương 0,5 - 1,25g muối).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối tối đa mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ là 5g/ngày. Một thìa 5g muối có chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối nên dùng trong ngày với một người trưởng thành.
Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể và điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ăn quá mặn khiến cơ thể bị giữ nước và do đó bị phù nề. Lượng muối dư thừa làm huyết áp tăng và do đó dẫn đến các bệnh tim mạch như suy tim, đột quỵ,.... và các bệnh thận.
Tiêu thụ quá nhiều muối cũng thúc đẩy loãng xương, nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư dạ dày. Dư thừa natri cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh béo phì.
3. Cách giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày
Hiện nay, người Việt Nam đang ăn khoảng 12-15g muối/ngày, cao gấp 2-3 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày là việc làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất để hạn chế các nguy cơ về sức khỏe do thói quen ăn mặn gây ra.
Hàng ngày, lượng muối ăn đưa vào cơ thể nhiều hay ít phụ thuộc vào khẩu vị của từng người ăn mặn hay ăn nhạt. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có 2 nguồn, muối có trong thực phẩm từ tự nhiên và chủ yếu từ việc bổ sung thêm các gia vị khi chế biến. Bạn có thể hạn chế lượng natri nạp vào hàng ngày bằng những cách đơn giản dưới đây:
3.1 Rửa rau quả đóng hộp
3.2 Cho muối vào món ăn trong khi nấu
3.3 Nên thay muối bằng chanh
3.4 Tự làm các viên nước dùng
Cách đơn giản nhất là giữ lại nước luộc rau củ và đông lạnh chúng trong khay đá viên. Bạn sẽ có sẵn những viên nước dùng tốt cho sức khỏe.
3.5 Tự làm bánh mì
3.6 Tránh một số món ăn tại nhà hàng
3.7 Không ăn thực phẩm chế biến và siêu chế biến
Cố gắng ăn càng ít càng tốt các loại thực phẩm được chế biến sẵn hoặc dán nhãn "ăn liền". Các loại thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, thịt đóng hộp, cá đóng hộp, pizza, bim bim… chứa rất nhiều muối. Đây cũng là những thực phẩm nên hạn chế chấm thêm gia vị chứa muối trong khi ăn. Càng ăn nhiều bạn càng nhận lượng muối vào cơ thể nhiều hơn.
3.8 Hạn chế các loại nước chấm trên bàn ăn
Nguồn natri tiêu thụ hàng ngày chủ yếu là từ muối ăn, các loại bột canh, nước mắm, nước chấm… được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm và quá trình chấm trên bàn ăn.
Do đó bạn không nên để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Nên nhớ mỳ chính, bột canh chứa nhiều natri dưới dạng natri glutamat nên không dùng để chế biến thức ăn cho bệnh nhân suy tim.
Kiểm soát lượng muối sử dụng để nêm nếm món ăn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc ăn mặn ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch nhưng bên cạnh đó, chế độ ăn quá nhạt cũng không tốt cho sức khỏe. Bởi nếu ăn quá ít muối, cơ thể cũng bị mệt mỏi, chán ăn... dẫn tới suy giảm các chức năng của cơ quan trong cơ thể và suy giảm sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên hạn chế chứ không nên kiêng hẳn muối trong quá trình nấu nướng.
Xem thêm video đang được quan tâm
Top 9 loại thực phẩm chớ nên ăn vào bữa sáng có thể bạn chưa biết.