Dân tộc Chăm phân bổ theo những nhóm địa phương khác nhau. Chủ yếu họ sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm.
Bộ trang phục phụ nữ Chăm H’Roi (tỉnh Bình Định) hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thống gồm: áo dài, váy, talei kabak (dây thắt lưng chéo), talei ka-in (dây thắt lưng ngang), khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức bằng hạt cườm đen óng.
Về cơ bản, phụ nữ Chăm thường đội khăn phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai.
Với vẻ đẹp e ấp dịu dàng qua bộ trang phục truyền thống thì đôi mắt của các cô gái Chăm có sức thu hút mãnh liệt, đầy quyến rũ
Một điều bắt buộc, áo được may sát theo dáng người, cổ tròn, kín, tay may vừa sát cổ tay, không rộng như áo dài Việt, phụ nữ trẻ thì chọn màu xanh nhạt, hồng, trắng, phụ nữ lớn tuổi chọn màu tối sẩm hơn.
Bộ trang phục phụ nữ có nhiều loại từ khăn thổ cẩm đội đầu, trang sức đeo tai, cổ, vòng tay, nhẫn mưta (nhẫn mắt), áo ngắn, váy, chăn… nhưng đặc sắc nhất vẫn là chiếc áo dài lễ hội.
Người Chăm hiện nay còn gìn giữ lưu truyền trang phục tộc người riêng biệt cho cả đàn ông lẫn phụ nữ, bởi họ có một truyền thống trồng bông, dệt vải lâu đời và phát triển ở một trình độ cao mà ngày nay chúng ta còn nhận biết các làng dệt thổ cẩm nổi tiếng.