Nam nữ người dân tộc Pà Thẻn khi đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương. Khi gia đình có con cái trưởng thành mà họ yêu nhau hoặc do mai mối, được cha mẹ đồng ý thì tiến hành làm đám cưới.
Pà Thẻn là dân tộc ít người, sinh sống chủ yếu tại hai tỉnh miền núi ở phía Bắc là Hà Giang và Tuyên Quang. Là cư dân sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn hiện còn bảo lưu được nhiều phong tục tập quán truyền thống độc đáo.
Theo truyền thống, một thiếu nữ Pà Thẻn trưởng thành, chuẩn bị đi lấy chồng thì phải tự tay mình thêu, dệt được bộ khăn, váy, áo để về nhà chồng cùng các vật dụng khác như chăn, gối.
Lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn (tỉnh Hà Giang) còn giữ được nét phong tục độc đáo của đồng bào. Đồng thời, một số nghi thức lạc hậu, tốn kém lãng phí dần được thay thế và bãi bỏ. Điều đó góp phần tích cực trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Pà Thẻn.
Những bộ trang phục của phụ nữ Pà Thẻn với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng khó có thể lẫn với các dân tộc khác.
Lễ vật trong đám cưới.
Bộ nữ phục của người Pà Thẻn bao gồm: Khăn, áo, thắt lưng, váy, yếm. Nữ thường để tóc dài vấn khăn quanh đầu, hai đầu khăn có đính hai chùm tua rua màu vàng, đỏ trông đẹp và lạ mắt. Khăn có hai loại là khăn quấn trong màu đen và khăn quấn ngoài màu đỏ. Sự độc đáo trong trang phục nữ của người Pà Thẻn được biểu hiện ở lối tạo dáng áo dài, cách dùng màu và lối mặc, tạo nên một phong cách riêng. Phụ nữ Pà Thẻn đội khăn quấn thành nhiều vòng trên đầu, quấn thành mái xòe rộng như mũ, hoặc lối đội khăn tạo thành mái nhô ra hai bên mang tai.
Đám cưới của người Pà Thẻn trải qua nhiều nghi lễ khác nhau,...
... mỗi nghi lễ là một nét văn hóa rất độc đáo. Đây là nét đẹp truyền thống còn được gìn giữ nguyên bản trong đồng bào dân tộc Pà Thẻn tại Hà Giang.
Một yếu tố không thể thiếu trong tục cưới hỏi truyền thống của người Pà Thẻn chính là sính lễ của gia đình nhà trai, bao gồm: 10 đồng Bạc, 1 đùi lợn, 4 con gà, 2 ống rượu và 5 chiếc bánh dày…
Đoàn đón dâu nhà trai gồm: Quan làng, Phó Quan làng, Trưởng đoàn nhà trai và chú rể…
Theo quan niệm của người Pà Thẻn, trong đoàn đi đón dâu phải là số lẻ, đến khi đón cô dâu về mới đủ đôi. Trước khi đoàn nhà trai đến, bên nhà gái phải "cửa đóng, then cài"; chính vì vậy, ông Quan làng phải xin phép rồi sau đó dùng gậy đẩy cửa để ra tín hiệu cho nhà gái biết đoàn đã đến trước cửa nhà…
Sau khi nhận sính lễ hoàn thành thủ tục xin dâu, Trưởng đoàn nhà gái chuẩn bị sẵn một chiếc chiếu để trước cửa nhà và cúi lạy bốn góc tượng trưng cho 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; với ý nghĩa cầu may mắn và bình an cho gia đình nhà trai và gia đình nhà gái.
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Pà Thẻn có khoảng hơn 6.800 người, cư trú tập trung đông nhất tại tỉnh Hà Giang với 5.771 người, chiếm 84,7% dân số Pà Thẻn trong toàn quốc. Tại Hà Giang, họ định cư chủ yếu ở hai huyện là Bắc Quang và Quang Bình với 17 thôn, thuộc 8 xã có người Pà Thẻn cư trú tập trung thành làng bản. Câu chuyện thiên di nay vẫn vẹn nguyên trong truyền thuyết của người Pà Thẻn.
Lễ cưới của dân tộc Pà Thẻn xã Tân Bắc đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc,…