Nét đẹp truyền thống hội thổi cơm thi thôn Thị Cấm
Mùa xuân là mùa của lễ hội và từ lâu đã trở thành phong tục tập quán không thể thiếu của người dân các làng xã Việt Nam. Cứ mồng 8/1 âm lịch hàng năm người dân thôn Thị Cấm, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội lại nô nức cùng nhau tham gia vào lễ hội thổi cơm thi tại đình làng để cầu chúc cho mọi người một năm no đủ, con cháu bình an.
Nghi thức tế lễ dân hương
Lễ hội thổi cơm thi thường có 4 đội trong xã tham gia và gồm có các phần thi: chạy lấy nước, kéo lửa, thổi cơm theo cách truyền thống với những công cụ thô sơ để tưởng nhớ công ơn của tướng Phan Tây Nhạc – Tương truyền là vị tướng thứ 18 đời Vua Hùng, khi xưa về đây mở hội chọn người nấu cơm phục vụ binh lính ra trận.
Chia thóc và đồ thổi cơm thi cho các giáp để tham gia lễ hội
Chuẩn bị trang phục cẩn thận để bước vào cuộc thi
Nghiền thóc thay cho việc giã để lấy gạo
Mỗi đội cử một thiếu niên chạy thi lấy nước để thổi cơm thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của các thế hệ
Sàng sảy gạo là một công việc đòi hỏi rất khéo léo
Những tiết mục văn nghệ, điệu múa là nét đặc trưng không thể thiếu trong các lễ hội
Đặc sắc của phần thổi cơm là cơm được nấu bằng niêu (đúc bằng đồng điếu) đặt trên chiếc kiềng ba chân và nhóm lửa rơm, củi sau đó niêu được vùi trong cho bếp đợi chín
Các bô lão trong làng rất vất vả tìm những niêu cơm của các đội thi. Đây là phần hết sức phấn khởi cho những người tham gia và du khách đến xem hội thi
Một trong bốn niêu cơm đầu tiên các bô lão tìm thấy
Những niêu cơm được các bô lão dâng lên ban giám khảo để chấm điểm. Ban giám khảo hội thi là những cụ có uy tín trong làng, công tâm, khách quan
Dù thắng hay thua trong cuộc thi thì người dân nơi đây cũng rất tự hào với truyền thống của lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm đã mang đậm nét văn minh lúa nước của đồng bằng Sông hồng còn giữ gìn đến ngày nay.
Tuấn Anh