Nên “liều” trong nghệ thuật

27-03-2012 08:13 | Văn hóa – Giải trí
google news

Sáng ngày 26/3, tại trụ sở của Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy văn hóa dân tộc (59 Thợ Nhuộm, HN) đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc.

Sáng ngày 26/3, tại trụ sở của Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy văn hóa dân tộc (59 Thợ Nhuộm, HN) đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc. Đây là dự án đã ấp ủ từ lâu mà nghệ sĩ trẻ Mai Tuyết Hoa rất tâm huyết với mong muốn trung tâm  sẽ góp phần gìn giữ  hồn cốt của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nhân dịp ra mắt trung tâm, SK&ĐS đã có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ - nhạc sĩ Mai Tuyết Hoa, Giám đốc Trung tâm.

Thưa nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, được biết, trung tâm đã hoạt động trước đó được một thời gian nhưng bây giờ mới chính thức ra mắt?

Trước đây, chúng tôi hoạt động dựa vào Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc VN, sau khi chúng tôi thực hiện thành công các chương trình như Hát xẩm Hà thành (Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long (1/2011), chương trình Cầm thi giang, Hò sông nước hướng về Thăng Long Hà Nội với UBND thành phố Cần Thơ (10/2010) đã và đang thực hiện chương trình âm nhạc dân tộc với Văn hóa giao thông, chương trình ca nhạc dân gian trên đất Quảng; Phục hồi nghệ thuật Bài chòi trên đất Thăng Long,…
 
 Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa.
Bộ Khoa học công nghệ và Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam mới chính thức quyết định cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc - một tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam.                                                

Âm nhạc dân tộc được hiểu rất rộng, không chỉ riêng bộ môn nghệ thuật hát xẩm mà chị đang dày công nghiên cứu mà nó bao gồm hầu hết các môn như hát quan họ, chầu văn, tuồng, chèo, cải lương, hát xoan,… Theo như GS. Trần Văn Khê thì chị quá liều?

- Liều trong làm nghệ thuật thì nên chứ. Giữa lúc nền văn nghệ dân tộc ngày càng bị các luồng văn hóa khác lạ từ phương Tây xâm nhập vào khiến nền văn hóa dân tộc nói chung, nghệ thuật âm nhạc dân tộc Việt Nam nói riêng bị mờ dần bản sắc; trong khi công tác nghiên cứu bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân tộc ngày càng thưa dần, yếu dần thì việc làm liều này có lẽ sẽ là “liều thuốc” giúp những người làm nghề, khán giả yêu nhạc dân tộc không quay lưng lại…

Đây là loại hình rất kén người nghe nhưng sao chị lại quyết tâm làm bằng được để ra mắt Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc Việt Nam?

Bởi tôi thấy đây là điều tâm huyết và rất có ý nghĩa với tôi. Để ra mắt được trung tâm này phải nhờ sự quyết tâm của GS. Hoàng Chương, sự ủng hộ nhiệt tình của cố GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng, GS.VS. Đặng Vũ Minh cùng các thành viên có chuyên môn giỏi, đầy nhiệt huyết với âm nhạc dân tộc đã dày công sáng lập cùng với tôi như: TS. Phạm Việt Long, NSƯT Nguyễn Thế Phiệt, NSƯT Hoàng Đạt, nhạc sĩ Quang Long,… 
 
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này và xin chúc trung tâm sẽ thành công!

Lê Lê (thực hiện)  


Ý kiến của bạn