Hà Nội

Nên làm các xét nghiệm nào để tầm soát ung thư?

29-10-2024 09:13 | Ung thư
google news

SKĐS - Để có thể tầm soát và phát hiện sớm ung thư, cách tốt nhất và tiết kiệm nhất là làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ khi có dấu hiệu hiệu nghi ngờ mắc ung thư. Vậy nên làm những xét nghiệm gì khi đi tầm soát ung thư?

Ai cần tầm soát ung thư phổi?Ai cần tầm soát ung thư phổi?

SKĐS - Ung thư phổi tiên lượng nặng, thường phát hiện ở giai đoạn muộn, chỉ khoảng 15% phát hiện giai đoạn sớm. Chính vì vậy tầm soát ung thư phổi là một vấn đề hết sức quan trọng.

Lợi ích của việc tầm soát ung thư

Phần lớn những triệu chứng của căn bệnh ung thư vào giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do vậy, người bệnh hay mang tâm lý chủ quan, khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn muộn. Chính vì vậy, tầm soát ung thư là việc làm quan trọng cần được thực hiện định kỳ.

Tầm soát ung thư còn giúp phát hiện ung thư từ sớm. Nhờ đó, người bệnh có thể có phương hướng và phác đồ điều trị phù hợp, tăng khả năng điều trị bệnh tận gốc và giúp tiết kiệm chi phí. Đồng thời, người bệnh cũng có được tâm lý thoải mái.

Tuy nhiên, việc tầm soát ung thư sớm có thể gặp các bất lợi như kết quả dương tính giả, khiến người bệnh lo lắng hay khi bác sĩ tìm thấy những thứ nghi ngờ sẽ tiến triển thành ung thư. Những xét nghiệm được chỉ định là tầm soát dưới đây sẽ mang lại lợi ích bất ngờ cho người bệnh cũng như giảm thiểu những cơn đau trong một số các chỉ định tầm soát cho các bệnh ung thư.

Để có thể tầm soát và phát hiện sớm ung thư cách tốt nhất, tiết kiệm nhất là làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ khi có dấu hiệu hiệu nghi ngờ mắc ung thư.

Để có thể tầm soát và phát hiện sớm ung thư cách tốt nhất, tiết kiệm nhất là làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ khi có dấu hiệu hiệu nghi ngờ mắc ung thư.

Những xét nghiệm cần làm khi tầm soát ung thư

  • Siêu âm

Thông thường, phương pháp siêu âm sẽ được chỉ định với những người đang gặp vấn đề về gan và vú. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để theo dõi kích thước lá gan, những khối u vú đang xuất hiện ở khu vực này. Để xác định chính xác bệnh nhân có mắc ung thư hay không, họ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác. Nếu như phát hiện những khối u bất thường, họ lập tức cho bệnh nhân xét nghiệm, kiểm tra cụ thể và đưa ra đánh giá chính xác nhất về tình hình sức khỏe.

  • Chụp CT lồng ngực

Lồng ngực có khả năng đánh giá được tình trạng bệnh lý ở xương sườn, nhu mô phổi, màng phổi, tim, mạch máu, phế quản, trung thất,... Nhờ hình ảnh thu được từ kỹ thuật này mà bác sĩ có thể nhìn thấy những bất thường ở những vị trí bị các tạng khác chồng lên che khuất - điều không thể phát hiện được trên phim X-quang tiêu chuẩn thẳng hoặc nghiêng.

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp lồng ngực được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Bệnh khối u phổi.
  • Bệnh giãn phế quản.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh lý phế nang.
  • Nhiễm trùng phổi.
  • Các bệnh lý khác ở phổi.
Việc tầm soát ung thư sớm có thể gặp các bất lợi như kết quả dương tính giả, khiến người bệnh giác lo lắng. Ảnh minh họa

Việc tầm soát ung thư sớm có thể gặp các bất lợi như kết quả dương tính giả, khiến người bệnh lo lắng. Ảnh minh họa.

  • Nội soi

Đây là vũ khí quan trọng và hiệu quả nhất trong chẩn đoán sớm và điều trị bệnh lý ác tính đường tiêu hóa, tầm soát ung thư đường tiêu hóa cũng giúp phát hiện sớm bệnh ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, giảm nguy cơ tử vong.

Đặc biệt khi phát hiện tổn thương ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thủ thuật cắt bỏ qua nội soi mà không cần phẫu thuật.

  • Làm xét nghiệm máu cơ bản

Chỉ số đường huyết, mỡ máu men gan, chức năng thận, công thức máu là các xét nghiệm máu cơ bản.

Dấu ấn ung thư hay còn gọi là chất chỉ điểm khối u trong máu. Đây là chất có trong tế bào ung thư, mô và dịch cơ thể (máu, nước tiểu, dịch não tủy). Các dấu ấn ung thư thường được áp dụng để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng, theo dõi tái phát, di căn của ung thư đã được chẩn đoán trước đó. Tuy nhiên, chất chỉ điểm có thể tăng do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý lành tính. Hơn nữa, đối với nhiều trường hợp ung thư ở giai đoạn muộn mà chất chỉ điểm vẫn không tăng. Vì vậy xét nghiệm máu có một phần giá trị trong tầm soát ung thư

Một số loại ung thư có thể tầm soát bằng cách xét nghiệm máu chất chỉ điểm để phát hiện bệnh sớm trên đối tượng có nguy cơ cao và phối hợp với các biện pháp khác: Chỉ số CEA, chỉ số CA 12-5, CA 19-9…

Xem thêm video được quan tâm:

Chất lượng giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch | SKĐS


BS. Nguyễn Xuân
Ý kiến của bạn