Nên khám phụ khoa vào thời điểm nào?

24-02-2025 06:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Khám phụ khoa là việc làm cần thiết để tầm soát các bệnh lý ở cơ quan sinh dục cho chị em. Việc lựa chọn thời điểm chính xác để đi khám phụ khoa cũng góp phần rất lớn trong đánh giá bệnh.

Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?Tại sao nên khám phụ khoa định kỳ?

Khi thấy vùng kín ngứa, có mùi, gây khó chịu, chị H. mới tá hỏa tới bác sĩ sản phụ khoa khám. Rất may, chị mới chỉ bị nhiễm nấm và có thể điều trị khỏi dứt điểm.

Định kỳ cứ 3-6 tháng, chị em nên đi khám một lần. Tuy nhiên nên khám vào thời điểm nào trong tháng để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết.

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết để tầm soát các bệnh lý ở cơ quan sinh dục cho chị em.

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết để tầm soát các bệnh lý ở cơ quan sinh dục cho chị em.

Lợi ích của việc khám phụ khoa

Khám phụ khoa là những khảo sát, thăm khám tại cơ quan sinh dục của nữ giới, gồm có âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng và buồng trứng cũng như hai bầu vú. Đây là việc cần được chú trọng đúng mức tương tự như khám sức khỏe định kỳ, nhằm giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị sớm. Để từ đó, người bệnh có cơ hội điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm khi đã muộn màng.

Lợi ích của khám phụ khoa là:

  • Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cải thiện lối sống, chăm sóc cơ thể đúng cách và quan trọng hơn cả là ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến sinh sản.
  • Được các bác sĩ tư vấn về sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn hiệu quả.
  • Phát hiện những rối loạn về nội tiết và tâm lý để có hướng điều trị.
  • Đem lại cơ hội điều trị bệnh cao hơn mà không mất nhiều kinh phí.
  • Phát hiện sớm các bệnh u xơ tử cung, viêm tử cung, viêm đường tiết niệu… và nhiều các bệnh lý phụ khoa khác.

Thời điểm nào tốt nhất để khám phụ khoa

Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất được khuyến cáo là sau khi vừa sạch kinh từ 3 đến 5 ngày. Phụ nữ không nên đi khám trong những ngày đang hành kinh. Bởi lẽ tử cung đang ồ ạt máu kinh kèm niêm mạc bong tróc nên khó quan sát. Đồng thời, việc lấy mẫu xét nghiệm cũng sẽ không thực hiện được.

Ngoài ra, trong những ngày này, cổ tử cung mở rộng kèm theo môi trường ứ đọng máu kinh, việc thăm khám dễ gây nhiễm trùng, vi khuẩn có nhiều cơ hội để tăng sinh và gây bệnh. Bên cạnh đó, những mệt mỏi, uể oải cũng sẽ khiến nữ giới không thoải mái, khó hợp tác khi các bác sĩ thăm khám.

Nếu khám phụ khoa vào giai đoạn xung quanh ngày rụng trứng, dịch âm đạo sinh lý sẽ dễ nhầm lẫn với các loại huyết trắng bất thường và gây khó khăn khi lấy bệnh phẩm. Còn vào giai đoạn cuối chu kỳ, sắp đến ngày hành kinh, lớp nội mạc tử cung sẽ tăng sinh rất dày, làm hạn chế những thám sát tại cấu trúc thành và lòng tử cung khi siêu âm.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ thấy đột ngột xuất hiện các triệu chứng cấp tính như chấn thương vùng kín, đau phần bụng dưới dữ dội hay chảy máu âm đạo lượng nhiều, đau ngứa rát âm hộ âm đạo, thì nên khi khám sớm để có chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất được khuyến cáo là sau khi vừa sạch kinh từ 3 đến 5 ngày.

Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất được khuyến cáo là sau khi vừa sạch kinh từ 3 đến 5 ngày.

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám phụ khoa

Để việc thăm khám đạt kết quả tốt nhất, bạn cần thực hiện:

  • Không nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, các loại thuốc đặt, hay quan hệ tình dục trong hai ngày trước đó.
  • Không dùng rượu bia, đồ ăn ngọt hay nhiều dầu mỡ do sẽ làm tăng nhiệt độ tại chỗ vùng cơ quan sinh dục, tăng lượng dịch bài tiết trong âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ khiến xét nghiệm kiểm tra không chính xác.
  • Nên mặc trang phục dễ cởi để thao tác siêu âm và thăm khám nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian.
  • Chỉ vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, không dùng bất kỳ loại hóa chất hoặc dung dịch vệ sinh nào.
  • Nên cung cấp cho bác sĩ các thông tin chi tiết như: Đang sử dụng thuốc hay đã trải qua phẫu thuật gì? Thực trạng đời sống hôn nhân, tình dục, sinh nở…

Xem thêm video được quan tâm

3 nguyên nhân khiến bạn mất ngủ I SKĐS #shorts


Bs. Nguyễn Cảnh
Ý kiến của bạn