Trẻ mầm non nên đi ngủ trước 9h tối
Một nghiên cứu đã kết luận trẻ mầm non đi ngủ từ 8 giờ tối là ít có khả năng bị béo phì trong thời thiếu niên so với trẻ đi ngủ muộn. Nguy cơ béo phì tuổi vị thành niên liên quan với lúc còn là trẻ mẫu giáo đi ngủ quá 9 giờ tối.
Các nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập được trên gần 1.000 trẻ em sinh ra vào năm 1991 mà giờ đi ngủ đã được ghi nhận khi trẻ được 4½ tuổi, chiều cao và trọng lượng của trẻ được ghi nhận ở độ tuổi 15. Những đứa trẻ là một phần của nghiên cứu chăm sóc sớm trẻ em và phát triển thanh niên, thực hiện dưới sự bảo trợ của tổ chức Eunice Kennedy Shriver thuộc Viện Sức khỏe trẻ em & Phát triển con người (National Institute of Child Health and Human Development).
Đi ngủ muộn tăng nguy cơ béo phì
Nghiên cứu cho thấy, trong số các trẻ em đi ngủ từ 8 giờ tối có 10 % là béo phì khi ở tuổi thanh thiếu niên, so với 16 % béo phì ở những người lúc còn trẻ em đã đi ngủ từ 8 đến 9 tối, và 23 % béo phì ở những người lúc còn trẻ em đi ngủ sau 9 giờ tối, nghiên cứu đã đăng tải trên tạp chí nhi khoa Journal of Pediatrics.
Các nhà nghiên cứu sau khi đã hiệu chỉnh các yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội, béo phì ở bà mẹ và cách dạy dỗ của cha mẹ, vẫn thấy rằng những đứa trẻ đi ngủ từ 8 giờ tối là có ít hơn một nửa nguy cơ béo phì khi ở tuổi vị thành niên so với lứa tuổi vị thành niên lúc còn là đứa trẻ đi ngủ quá 9 giờ tối, tác giả Sarah E. Anderson, giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Y tế công cộng Ohio State tại Columbus cho biết.
Tiến sĩ Anderson cho biết, "có rất nhiều bằng chứng cho thấy ngủ kém, đặc biệt thời gian ngủ ngắn có liên quan với béo phì, và có thể thời điểm đi ngủ là quan trọng so với số thời gian ngủ...”. Nghiên cứu không chứng minh mối quan hệ nhân quả, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh cho mối liên quan này.
"Điều này cung cấp thêm bằng chứng rằng thường xuyên ngủ sớm và thực hiện ngủ sớm hàng ngày cho trẻ nhỏ là hữu ích", tiến sĩ Anderson nói.