Nên cắt giảm đường ngay để giảm mỡ máu và cholesterol xấu

10-08-2016 14:36 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa đường tinh luyện làm tăng mỡ máu triglyceride và LDL-cholesterol, thủ phạm gây ra béo phì, đái tháo đường,... Cắt giảm thực phẩm nhiều đường có thể đảo ngược tình trạng này.

Thực phẩm nhiều đường làm tăng mỡ máu và cholesterol xấu

Một nghiên cứu liên quan xơ vữa động mạch tìm thấy: Cắt đường từ chế độ ăn của trẻ béo phì đã có sự cải thiện thấy rõ các chất chỉ điểm của bệnh tim chỉ sau chín ngày.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đánh giá 37 trẻ em từ 9-18 tuổi bị béo phì và có nguy cơ cao mắc bệnh tim và bệnh đái tháo đường týp 2. Những trẻ em được cung cấp thức ăn và thức uống có tổng lượng giống nhau của calo, chất béo, protein và carbohydrate như chế độ ăn chuẩn của chúng.

cat-giam-duong-de-giam-mo-mau-va-cholesterol-xau

Giảm ăn đồ ngọt giúp giảm lượng mỡ máu triglyceride, thủ phạm gây bệnh tim. (Ảnh minh họa: Wikihow)

Sự thay đổi duy nhất là lượng đường được cung cấp: Các nhà nghiên cứu trao đổi thực phẩm giàu chất bổ sung đường như bánh ngọt và yaourt, cho các tùy chọn thay thế như bánh mỳ và bánh pizza. Điều này làm giảm lượng đường trong chế độ ăn uống từ 28% xuống 10%, và fructose từ 12% xuống 4% của tổng số calo.

Sau chín ngày, các nhà nghiên cứu tìm thấy giảm 33% triglyceride, một loại chất mỡ máu liên quan với bệnh tim; giảm 49% một loại lipoprotein gọi là apoC-III liên quan với triglyceride máu cao; và giảm một lượng lớn của LDL-cholesterol là loại “mỡ xấu”, một yếu tố nguy cơ mạnh đối với bệnh tim.

"Calo từ đường không giống như calo từ các carbohydrate khác", Tiến sĩ Robert Lustig, một đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Benioff tại Đại học California, San Francisco nói.

Thay thế đường bằng rau củ quả

Thay thế thực phẩm có chứa đường, nhất là đường tinh luyện hay còn gọi là đường trắng, bằng các thực phẩm carbonhydrate thích hợp khác như rau củ quả vẫn có thể đáp ứng lượng calo cần cung của cơ thể, và có thể giúp làm giảm một số yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch chuyển hóa như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...là việc nên làm ngay đối với mọi người.


TS.BS. Lê Thanh Hải
Ý kiến của bạn