Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo cập nhật kỹ thuật về những bằng chứng, mô hình và cách tiếp cận phù hợp để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV do Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức PATH tổ chức mới đây tại Hà Nội
Dự phòng lây nhiễm HIV trước phơi nhiễm bằng thuốc uống ARV là việc những người không có HIV sử dụng thuốc này để dự phòng lây nhiễm HIV.
Theo Tiến sỹ Kimberly Green làm việc tại Tổ chức PATH, qua các nghiên cứu của tổ chức PATH đã chính tỏ, nếu sử dụng đúng cách, việc dùng thuốc ARV sẽ có hiệu quả cao và an toàn để phòng tránh lấy nhiễm HIV. Hiện nay, biện pháp này được đã được sử dụng để dự phòng lây nhiễm HIV tại Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Pháp, Thái Lan, Bra-xin và nhiều quốc gia khác. Phương pháp này cũng đã từng được thử nghiệm thành công tại nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Vân, Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trong năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả nam giới quan hệ tình dục với nam giới nên sử dụng thuốc kháng vi-rút HIV ARV như một lựa chọn dự phòng HIV bên cạnh các biện pháp dự phòng khác như bao cao su và chất bôi trơn, xét nghiệm HIV thường xuyên, và các biện pháp giảm tác hại khác.
Năm 2015, WHO đã đưa ra khuyến nghị sử dụng thuốc ARV để dự phòng HIV kết hợp cùng các biện pháp: bao cao su... đối với tất cả các nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV bao gồm: Phụ nữ chuyển giới, người tiêm chích ma túy và bạn tình của những người có HIV
Quang cảnh Hội nghị
Qua các nghiên cứu của tổ chức PATH đã chính tỏ, nếu sử dụng đúng cách, việc dùng thuốc ARV sẽ có hiệu quả cao và an toàn để phòng tránh lấy nhiễm HIV. Hình: minh họa
Tiến sỹ Lokky Wai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, WHO khuyến cáo, Việt Nam nên cung cấp các loại thuốc dự phòng HIV như là một lựa chọn dự phòng bổ sung cho người có nhiều nguy cơ bị nhiễm HIV.
Trước khuyến nghị này, Tiến sỹ Phan Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Phòng, Chống HIV/AIDS, Bộ Y Tế bày tỏ, đây là cơ hội để Việt Nam xem xét các bằng chứng mới nhất về về dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình thành công trên thế giới.