Nên ăn gì khi bị nhiễm nấm Candida?

11-09-2024 07:41 | Tra cứu bệnh

SKĐS- Bệnh nhiễm nấm Candida có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Chế độ ăn uống đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị nấm Candida hiệu quả.

Biểu hiện khi nhiễm nấm CandidaBiểu hiện khi nhiễm nấm Candida

SKĐS - Dạo này tôi rất hay bị khó chịu vùng kín. Đọc báo thấy đó là dấu hiệu của nhiễm nấm Candida nên tôi rất lo lắng.

Nấm Candida là một loại nấm men, ký sinh trong cơ thể ở những chỗ ấm, ẩm ướt như miệng, ruột, âm đạo, trên bao quy đầu chưa cắt của nam giới. Nếu số lượng nấm Candida phát triển nhanh do các yếu tố thuận lợi như thức ăn, thuốc hoặc điều kiện thời tiết, chúng sẽ gây ra các triệu chứng bất lợi cho cơ thể.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh trong cơ thể. Chăm sóc chế độ ăn uống phù hợp khi bị nấm Candida không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát.

1.Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì?

1.1 Thực phẩm giàu vitamin C và A

Nên ăn các thực phẩm có chứa vitamin C và A này vì thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể nên sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, dứa, kiwi, bông cải xanh…

Trường hợp nhiễm nấm Candida ở miệng thì nên sử dụng chanh. Chanh là một loại trái cây có tính sát khuẩn và có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm. Khi trẻ mắc nấm miệng, có thể sử dụng nước cốt chanh pha loãng trong nước ấm để súc miệng, hoặc kết hợp với mật ong để uống, giúp cải thiện tình trạng nấm miệng.

Tuy nhiên, cần lưu ý pha loãng nước chanh một cách cẩn thận khi sử dụng cho trẻ, tránh sử dụng nước chanh đậm đặc, để tránh tác động quá mạnh của acid trong nước chanh, gây tổn thương vùng miệng của trẻ.

Vitamin A sẽ giúp ngừa nấm Candida ở vùng kín vì thế nên ăn thường xuyên các loại thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, đu đủ, xoài chín, cà chua, dầu cá…

1.2 Sữa chua

Sữa chua là một chế phẩm từ sữa và có chứa lợi khuẩn có thể giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hạn chế nấm Candida phát triển. Trong sữa chua có chứa axit lactic sẽ giúp kích thích gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột và giảm hoạt tính của các chất gây hại cho đường ruột. Đồng thời kích thích ăn ngon miệng và giúp quá trình chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Để kiểm soát nấm Candida, hãy chọn sữa chua không đường để tránh nạp đường.

Nên ăn gì khi bị nhiễm nấm Candida?- Ảnh 2.

Sữa chua tốt cho người bị nhiễm nấm Candida.

1.3 Các loại rau cải

Các loại rau họ cải cũng là những thực phẩm nên bổ sung khi bị nhiễm nấm Candida. Bắp cải, rau arugula, củ cải, bông cải xanh và cải bruxen có chứa lưu huỳnh, nitơ và những hợp chất isothiocyanates giúp chống lại các tế bào ác tính.

Nên ăn gì khi bị nhiễm nấm Candida?- Ảnh 3.

Các loại rau cải.

1.4 Các loại hạt

Trong số các loại hạt có một số hạt như hạt lanh, hạt bí đỏ, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt cải… tốt cho người bị nhiễm nấm Candida. Như quả óc chó có chứa gấp đôi chất chống oxy hóa so với các hạt khác và có chứa rất nhiều protein chất lượng cao nên đây là loại quả rất giá trị. Ngoài ra, hạt óc chó còn cung cấp nhiều protein chất lượng có khả năng thay thế vitamin, khoáng chất, chất xơ, …

1.5 Hành tây, tỏi

Hành tây và tỏi là những gia vị được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Hai loại gia vị này không những tăng vị ngon cho món ăn mà còn có tác dụng trị nấm Candida. Hành tây không chỉ là nguyên liệu tốt cho món salad và các món ăn khác, nó còn được dùng như một loại thuốc. Các đặc tính chống vi khuẩn, chống ký sinh trùng và chống nấm mạnh của hành tây làm cho nó trở thành loại thực phẩm tuyệt vời chống lại nấm Candida.

Tỏi có chứa lượng lưu huỳnh và các hoạt chất allicin là những chất chống nấm tự nhiên. Nên bổ sung tỏi trong chế độ ăn hằng ngày sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp hỗ trợ quá trình chữa trị viêm do nấm Candida.

1.6 Rong biển

Rong biển là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có tác dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida bên cạnh các công dụng như loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại ra khỏi cơ thể ...

1.7 Giấm táo

Theo kết quả nghiên cứu, trong giấm táo có enzyme giúp phân hủy các loại nấm men, trong đó có nấm Candida.

2. Bị nhiễm nấm Candida nên kiêng ăn gì?

2.1. Đồ ăn nhiều đường, tinh bột

Thức ăn ưa thích của Candida chính là đường. Khi ăn tinh bột thì một phần của thực phẩm này sẽ được enzym amylase trong nước bọt phân cắt thành đường. Thức ăn giàu tinh bột cũng cung cấp điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm men trong miệng. Nên khi ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho Candida phát triển mạnh mẽ hơn và gây bệnh. Đây cũng là lý do mà người bị đái tháo đường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm. Bởi vậy, khi bị nhiễm nấm Candida, việc giảm lượng đường và tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày là quan trọng. Nên tránh và hạn chế tối đa thực phẩm chứa đường, bánh kẹo, bánh nướng, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp…

2.3 Hải sản

Hải sản tuy có chứa nhiều dưỡng chất nhưng lại có khả năng gây dị ứng và làm tăng nhiệt độ trong cơ thể nên làm các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do nấm Candida trở nên trầm trọng hơn. Trong quá trình điều trị nhiễm nấm Candida, nên tránh tiêu thụ các loại hải sản giàu dinh dưỡng. Đó là các loại như cá biển, tôm, cua, mực, bạch tuộc và sứa, để hạn chế các phản ứng dị ứng và giúp giảm bớt triệu chứng của nhiễm nấm Candida gây ra.

2.4 Thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo

Đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, đồ chiên rán, xào… đều là những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu có thể kích thích nấm Candida phát triển mạnh mẽ hơn và làm bệnh nặng hơn.

2.5 Đồ ăn nhiều gia vị cay nóng

Người bị nhiễm nấm Candida nên tránh sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như ớt, tương ớt, hạt tiêu, mù tạt. Thức ăn có nhiều gia vị cay nóng có thể gây tổn thương khoang miệng, gây lở loét, sưng tấy và đau đớn. Đồng thời, những loại thức ăn này có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Thậm chí gia vị cay nóng còn gây giảm chức năng bài tiết độc tố của gan và thận. Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida cũng có thể trở nên nặng hơn vì đồ cay nóng.

2.6 Các thực phẩm lên men

Các loại thực phẩm lên men cũng nằm trong danh sách những thực phẩm nên tránh nếu bị nhiễm nấm Candida. Thực phẩm lên men dễ khiến nấm Candida phát triển mạnh mẽ làm việc điều trị khó khăn hơn và bệnh có thể tái phát dễ dàng. Sản phẩm lên men nên tránh như bánh mì, dưa chua, rượu, nước tương, giăm bông…

2.7 Chất kích thích

Các loại đồ uống như cà phê, nước có ga, rượu bia… đều là chất kích thích gây hại, khi sử dụng có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh của cơ thể và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm… sinh sôi, tấn công và gây bệnh.

Ích mẫu - Vị thuốc quý chữa bệnh phụ nữ.


CN.Trần Hải Anh (Bệnh viện Bưu điện)
Ý kiến của bạn