Não xử sự ra sao khi học ngôn ngữ thứ hai?

13-01-2015 15:44 | Y học 360
google news

SKĐS - Bằng kỹ thuật quét và ngành khoa học thần kinh đang giúp các nhà khoa học thần kinh hiểu rõ hơn rằng chuyện gì sẽ xảy ra trong não một khi chúng ta học ngôn ngữ thứ hai?

Bộ não tăng kích thước

Học ngoại ngữ có thể làm tăng kích thước bộ não của bạn. Đây là những gì mà các nhà khoa học Thụy Điển đã khám phá ra khi họ quét não nhằm giám sát xem chuyện gì sẽ xảy ra khi ai đó học một ngôn ngữ thứ hai. Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu về sự tăng trưởng cơ thể bằng cách sử dụng các công nghệ chụp hình ảnh não, nhằm hiểu tối hơn về những lợi ích nhận thức của việc học ngôn ngữ. Những công cụ như hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và điện sinh là một trong số đó, hiện giờ chúng có thể nói cho chúng ta biết không chỉ cần phẫu thuật đầu gối hoặc có những bất thường với nhịp tim của chúng ta mà còn tiết lộ chuyện gì đang xảy ra trong não khi chúng ta nghe, hiểu và sản sinh ngôn ngữ thứ hai. Cuộc nghiên cứu MRI từ phía Thụy Điển đã cho thấy rằng bằng việc học ngôn ngữ thứ hai đã có một hiệu ứng hiển thị trên não.

GS Kara Morgan-Short sử dụng công nghệ điện sinh để kiểm tra các hoạt động bên trong của não bộ trong thời gian học ngoại ngữ.

Quân đội Mỹ hiện đang tuyển dụng các tân binh phải có kỹ năng giao tiếp tốt bằng các thứ tiếng A Rập, Nga hay Dari, trong khi đó một nhóm kiểm soát các sinh viên y khoakhoa học nhận thức cũng nghiên cứu khá chăm chỉ, nhưng không chỉ thuần về ngôn ngữ. Việc quét MRI có thể chỉ ra những phần cụ thể trong não ở những sinh viên học ngôn ngữ, theo đó não đã phát triển các kích thước lớn hơn, nhưng bộ não ở nhóm kiểm soát vẫn không suy suyển. Kỳ thú hơn khi những người học các ngoại ngữ thì bộ não của họ phát triển ở vùng Hippocampus và các khu vực của vỏ não có liên quan đến việc học ngôn ngữ, đồng thời họ sẽ có những kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn so với những người khác có khu vực vận động của vỏ não phát triển hơn. Nói dễ hiểu hơn, thì những khu vực mà não phát triển kích thước lớn hơn chỉ có thể nhìn thấy ở những người học các ngoại ngữ, và não phát triển rất đa dạng để phù hợp với hiệu suất thể hiện. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, trong khi không rõ ràng rằng tại sao lại có những sự thay đổi sau 3 tháng học ngôn ngữ chuyên sâu, và bộ não đã tăng trưởng một cách rất đáng ngạc nhiên.

Việc nhìn vào các lần quét não bằng MRI cũng nói cho chúng ta biết về những chuyện gì xảy ra khi não hoạt động trong những công việc học ngôn ngữ cụ thể. Lấy ví dụ, chúng ta có thể hiểu tại sao những người trưởng thành nói về một ngôn ngữ như tiếng Nhật lại không hề dễ nghe, bởi sự khác biệt giữa âm chữ “r” và chữ “l” trong tiếng Anh (khiến cho chúng ta rất khó để phân biệt “sông” và “gan”). Không giống như tiếng Anh, tiếng Nhật không phân biệt giữa chữ “r” và “l” như là những âm đặc trưng, mà thay vào đó một đơn vị âm duy nhất (thường được gọi là âm vị) lại đại diện cho cả hai âm. Khi trình bày những từ tiếng Anh có chứa những âm dạng này, các nghiên cứu chụp hình ảnh não đã cho thấy rằng chỉ có một khu vực đơn lẻ của bộ não người học tiếng Nhật là được kích hoạt, trong khi ở người nói tiếng Anh lại có 2 khu vực khác nhau được hiển thị kích hoạt, chúng đại diện cho mỗi âm thanh đặc trưng.

Ứng dụng công nghệ để học ngoại ngữ

Đối với những người nói tiếng Nhật, việc học nghe và tạo ra những sự khác biệt giữa 2 âm vị trong tiếng Anh, đòi hỏi phải có những yếu tố nhất định của mạch não. Làm thế nào để thành công? Làm sao chúng ta nhận ra những sự khác biệt này? Các nghiên cứu buổi đầu dựa trên nghiên cứu não bộ đã chỉ ra rằng những người nói tiếng Nhật có thể học nghe và tạo ra sự khác biệt trong âm “r” và “l” bằng cách sử dụng một chương trình phần mềm có thể phóng đại các ảnh hưởng của mỗi âm mà tạo ra sự khác biệt với âm khác. Khi những âm này được sửa đổi và mở rộng bởi phần mềm, những người học có thể dễ dàng theo kịp việc nghe sự khác biệt giữa các âm. Trong một nghiên cứu khác, chỉ sau 3 buổi học với thời lượng 20 phút (tương đương 1 tiếng đồng hồ), những tình nguyện viên tham gia vào nghiên cứu đã học thành công sự phân biệt các âm, ngay cả khi âm thanh được trình bày như một lời nói bình thường.

GS Alison Mackey, một chuyên gia Ngôn ngữ học, công tác tại Đại học Georgetown và Đại học Lancaster

Dạng nghiên cứu này sau rốt có thể dẫn đến những tiến bộ trong việc sử dụng công nghệ để học ngôn ngữ thứ hai. Chẳng hạn như, bằng việc sử dụng máy siêu âm như cách mà người ta dùng cho các bậc cha mẹ để thăm dò động tĩnh của thai nhi trong tử cung, các nhà nghiên cứu về cấu trúc ngữ âm học có thể giải thích cho những người học ngôn ngữ rằng làm thế nào mà các âm có thể được thể hiện qua hình ảnh trực quan như các cử động của lưỡi, môi và hàm, chúng sẽ được cử động với các cơ chế luồng không khí cũng như sự tăng hoặc giảm của vòm miệng mềm để phát ra các âm thanh này. Ông Ian Wilson, một nhà nghiên cứu đang làm việc ở Nhật Bản, đã tạo ra một số các báo cáo buổi đầu về nghiên cứu những công nghệ được khuyến khích. Dĩ nhiên, các nhà nghiên cứu không đề xuất được dạng công nghệ siêu âm nào sẽ được bao gồm như là một phần trong các lớp học ngoại ngữ, nhưng các kỹ sư phần mềm sừng sỏ đang bắt đầu tạo ra những cách thức nhằm tận dụng kiến thức mới này bằng cách kết hợp các hình ảnh thành những ứng dụng học các cạnh ngôn ngữ.

Bà Kara Morgan-Short, giáo sư tại Đại học Illinois ở Chicago (Mỹ), đang sử dụng điện sinh để kiểm tra các hoạt động bên trong của não. Bà và các đồng nghiệp đã dạy cho những người học ngoại ngữ nói một ngôn ngữ nhân tạo – một ngôn ngữ thu nhỏ được tạo ra bởi các nhà Ngôn ngữ nhằm kiểm tra các tuyên bố về khả năng học ngôn ngữ có kiểm soát. Trong thí nghiệm của bà Kara, một nhóm các tình nguyện viên đã học thông qua các giải thích về quy luật ngôn ngữ, trong khi nhóm tình nguyện viên thứ hai lại học bằng cách đắm mình trong ngôn ngữ, tương tự như cách mà họ học tiếng mẹ đẻ. Trong khi tất cả những người tham gia đều học, thì những người đắm mình trong ngôn ngữ có quá trình xử lý bộ não hầu như giống người nói tiếng mẹ đẻ. Song thú vị hơn khi trong vòng 6 tháng kế tiếp đó, khi họ không nhận thêm bất kỳ tiếng nói nào ngoài ngôn ngữ nhân tạo thì những người học vẫn có thể trình bày tốt trên các bài kiểm tra, cũng như bộ não của họ gần hơn với người bản xứ.

Phương pháp học ngoại ngữ tối ưu

Trong một nghiên cứu theo dõi, bà Kara Morgan-Short và các đồng nghiệp của mình đã cho thấy rằng người học ngoại ngữ đã tự chứng minh tài năng khi đối phó với các mẫu tự ngữ pháp một cách tài tình, họ cũng học như cách đắm mình trong ngôn ngữ. Bà Kara Morgan-Short phát biểu: “Đây là một nghiên cứu về não bộ, nó nói cho chúng ta biết rằng không chỉ một số người có thể học ngoại ngữ như cách học của trẻ em, mà còn có thể cho phép các cá nhân trưởng thành có thể học suôn sẻ ngoại ngữ với những khuôn khổ học tập tối ưu dành cho họ”. Nghiên cứu ảnh não cuối cùng cũng mang đến cho ta một phương pháp học ngoại ngữ thích hợp đối với khả năng nhận thức của chúng ta, nói cho chúng ta hay cách học hiệu quả nhất từ hướng dẫn chính thức có nhấn mạnh đến các quy tắc, một cách xâm nhập sâu vào âm thanh ngôn ngữ, hay một cái gì đó đại loại.

Mặt khác, nghiên cứu não cũng đem đến những tin tức tốt lành. Chúng ta biết rằng những người nói lưu loát hơn một ngôn ngữ là nhờ họ có trí nhớ tốt và sáng tạo nhận thức hơn cũng như sự linh hoạt thần kinh hơn là những người chỉ biết mỗi tiếng mẹ đẻ. Nghiên cứu từ các nhà khoa học Canada đã cho thấy rằng bệnh Alzheimer’s và sự khởi đầu của bệnh mất trí nhớ đã được chẩn đoán cho những người biết đơn ngữ hơn là song ngữ, nghĩa là biết thêm một ngoại ngữ có thể giúp chúng ta sống minh mẫn hơn vào những năm cuối đời. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh đã chỉ ra rằng “hàng triệu người trên khắp thế giới đã học ngoại ngữ trong cuộc đời của họ: ở trường, ở đại học, học lúc còn đi làm, hay thông qua di dân hoặc hôn nhân”. Các kết quả nghiên cứu với sự tham gia của 853 tình nguyện viên đã công khai rõ ràng rằng việc biết thêm một ngoại ngữ sẽ chỉ mang lại lợi ích, vậy bạn còn chần chờ gì nữa?

Nữ GS Alison Mackey, một chuyên gia ngôn ngữ học, công tác tại Đại học Georgetown và Đại học Lancaster. Trên đây là bài viết của bà.

Văn Chương (Guardian – 1/2015)

 


Ý kiến của bạn