Hà Nội

Nắng nóng gia tăng, lời giải nào cho bài toán thiếu điện?

20-03-2024 11:02 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, cần cơ chế khuyến khích đầu tư điện tái tạo nói chung, cơ chế chính sách về giá rõ ràng, minh bạch để thu hút đầu tư, giải bài toán thiếu điện đã tồn tại nhiều năm.

Nghịch lý giá vé máy bay, giá điện "càng tăng, doanh nghiệp càng lỗ’Nghịch lý giá vé máy bay, giá điện 'càng tăng, doanh nghiệp càng lỗ’

SKĐS - Theo Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai), vé máy bay tăng cao không hẳn do vấn đề nhiên liệu, cung cầu. Về quản lý giá, hiện chúng ta đã có Luật Giá với khuôn khổ pháp lý rất đầy đủ. Tuy nhiên, theo ông, có nghịch lý là đối với các mặt hàng này "càng tăng giá thì doanh nghiệp càng lỗ"...

EVN tăng mua để tránh thiếu điện mùa nóng

Ngày 19/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức tọa đàm, giao lưu trực tuyến với "Cảnh báo sử dụng điện mùa nắng nóng". Thông tin về tình hình cung ứng điện năm 2024, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết năm nay dự báo thời tiết nắng nóng, nền nhiệt toàn quốc duy trì mức cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện khách hàng tăng cao. Do đó, vấn đề cung ứng, sử dụng điện trở nên cấp bách.

EVN sẽ tăng huy động các nguồn điện giá cao và năng lượng tái tạo để "năm nay không thiếu điện. Thủy điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo là ba nguồn điện chính của hệ thống điện quốc gia. Theo số liệu của EVN, huy động các nguồn này trong tháng 1 chiếm khoảng 90% sản lượng điện toàn hệ thống. Trong đó, điện than là 12,7 tỷ kWh, tương đương 53%.

Nắng nóng gia tăng, lời giải nào cho bài toán thiếu điện?- Ảnh 2.

Thiếu điện mùa nóng là nỗi lo thường trực nhiều năm của ngành điện.

Ông Lâm cho biết, năm nay EVN sẽ tăng mua từ nhiệt điện khoảng 145% so với 2023. Ngoài ra, tập đoàn này cũng huy động tối đa nguồn năng lượng tái tạo. Theo đó, sản lượng mua tăng từ điện gió sẽ 25% và điện mặt trời 19% so với năm ngoái. Dữ liệu của EVN cho thấy, năm ngoái giá mua nhiệt điện khoảng 2.100 đồng một kWh, cao hơn gần 40% so với thủy điện. Mức này tương đương giá từ các nhà máy điện mặt trời (9,35 cent một kWh).

Chuyên gia năng lượng, TS Nguyễn Huy Hoạch (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lo lắng dù El Nino được dự báo sang 2024 sẽ nhẹ hơn nhưng diễn biến bất thường của thời tiết trong năm nay rất đáng lưu tâm. Nếu nắng nóng và số ngày nhiệt độ tăng cao kéo dài, áp lực thiếu điện tại khu vực miền Bắc trong mùa khô rất lớn vì từ nhiều năm qua, miền Bắc chưa có dự án điện mới nào được thực hiện trong khi nhu cầu tăng gần 10% mỗi năm.

"Từ năm 2016 đến nay, dự án nhiệt điện không được bổ sung, thủy điện lớn khai thác hết, nguồn mở rộng chưa kịp đưa vào khai thác vào mùa hè này. Nói chung, các nguồn chủ động đều không được bổ sung mới, nguồn nhập khẩu tăng thêm cũng không dễ dàng gì, nên với nhu cầu sử dụng tăng mỗi năm, thiếu điện là khó tránh khỏi", ông Hoạch dẫn chứng.

EVN tính toán nhu cầu sử dụng điện bình quân tăng 9% mỗi năm, tương ứng tăng 4.000 - 4.500 MW, trong khi năm 2024, nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành chỉ đạt khoảng 1.950 MW, nhưng cũng chỉ tập trung khu vực miền Nam và miền Trung. Như vậy, miền Bắc vẫn đối diện áp lực thiếu điện trong mùa khô sắp tới.

TS Nguyễn Huy Hoạch, do không có nguồn mới bổ sung, nên nguồn cung điện cho miền Bắc là đáng lo hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam. Hiện mọi kỳ vọng đang đổ về dự án 500 kV mạch 3, nhằm đưa điện từ miền Trung ra miền Bắc trong mùa nắng nóng này. Nếu đường dây 500 kV kịp hoàn tất vào tháng 6, từ tháng 7 trở đi, áp lực thiếu điện cho khu vực miền Bắc hầu như sẽ được giải quyết. Hiện đường dây tải điện khu vực này đạt từ 2.200 - 2.700 MW, lên 2.700 MW là quá tải, nhưng nếu được nối với đường dây 500 kV mạch 3 hoàn thành, nguồn sẽ tăng lên 5.000 MW cho miền Bắc.

Tuy nhiên được biết đến hiện tại, dự án vẫn còn bị vướng mặt bằng tại nhiều địa phương. Thiếu điện trong cao điểm nắng nóng, vẫn sẽ là thách thức không nhỏ cho ngành điện.

Cần chiến lược phát triển dài hơi

GS.TS Trần Đình Long, Hội Điện lực Việt Nam cho biết, mới đây báo cáo của Bộ Công thương gửi Thủ tướng vẫn đặt vấn đề trong tình huống cực đoan, điện vẫn thiếu trong mùa khô này do nhiều yếu tố bất lợi như không có nguồn điện lớn nào đưa vào vận hành; lượng khí cấp cho phát điện từ các nguồn khí hiện hữu đang ở giai đoạn suy giảm, nguồn khí mới vào chậm tiến độ, nhu cầu than cho phát điện tăng cao nên lượng than nhập khẩu tăng cao.

Các lý do dẫn đến nguy cơ thiếu điện không mới nhưng chúng ta luôn bị động trong việc đảm bảo cung ứng. Cứ dự đoán khu vực này tiêu thụ bao nhiêu, rồi cố gắng đắp bên này, bổ sung bên kia để đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, tính chủ động phân phối lại không có hay nói đúng hơn là chưa có. Thực tế, mô hình thị trường điện đã được Chính phủ phê duyệt thì trong năm nay đã có thị trường bán lẻ điện, nhưng chúng ta làm không kịp và đến nay vẫn loay hoay việc bổ sung đáp ứng nhu cầu theo từng năm.

"Chính việc thiếu một thị trường mua bán điện cạnh tranh đã dẫn đến nỗi lo thiếu điện phập phồng qua mỗi năm, khiến nguồn điện thiếu ổn định", ông Long nói.

Theo ông Long, dự báo nguồn thiếu trong 2 năm tới đã được đưa ra từ lâu. Nhưng từ lúc dự báo đến nay, các chính sách liên quan phát triển nguồn vẫn rất chậm. Kế hoạch triển khai tổng sơ đồ điện 8 chưa có, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà không thấy. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ phải nhắc nhở lại trong chỉ đạo đầu năm.

"Tôi kiến nghị Nhà nước nên sớm có cơ chế khuyến khích đầu tư điện tái tạo nói chung, đúng xu hướng phát triển của thế giới và chiến lược giảm phát thải xanh của Việt Nam và giảm áp lực nguồn cung điện. Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách về giá rõ ràng, minh bạch để kêu gọi nhiều thành phần tham gia đầu tư. Nguồn cung điện vẫn có thể dự báo được cho 5 - 10 năm sau, chính sách triển khai chậm ngày nào, thiệt hại cho nền kinh tế ngày đó, chứ không riêng gì câu chuyện của ngành điện", GS Trần Đình Long nêu quan điểm.

Theo chuyên gia năng lượng, TS Ngô Đức Lâm, muốn phát triển nguồn điện, giảm thiểu nguy cơ thiếu điện, cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân, trong phát điện. Để giải quyết bài toán thiếu điện trong ngắn hạn, cần mở rộng chính sách cho phát triển điện mặt trời mái nhà khu vực phía bắc, không chỉ dừng lại ở cơ chế "tự sản, tự dùng" nữa mà mở rộng ra cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ sản xuất như doanh nghiệp trong khu công nghiệp, bệnh viện, khách sạn, bến xe, nhà hàng… phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà. Về lâu dài, phải sớm có kế hoạch phát triển Quy hoạch điện 8, mời gọi đầu tư nước ngoài phát triển nguồn điện sạch…

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải vì sao giá điện, vé máy bay tăng nhưng doanh nghiệp "kêu lỗ"Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải vì sao giá điện, vé máy bay tăng nhưng doanh nghiệp 'kêu lỗ'

SKĐS - Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã trả lời ý kiến các ĐBQH liên quan đến giá xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay có nhiều biến động trong thời gian qua.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/3: Không khí lạnh kèm mưa ở miền Bắc kéo dài đến khi nào? | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn