Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

28-12-2021 08:35 | Xã hội
google news

SKĐS - Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và du lịch” tại tỉnh Lào Cai và Sơn La được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc (dự án Great).

Tại Việt Nam, Dự án được triển khai trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Sơn La từ năm 2017 đến hết tháng 6/2022 với tổng nguồn vốn hỗ trợ hơn 33 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 600 tỷ đồng).

Trồng chè mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Lào Cai, có tổng số 38 đề xuất dự án của 39 đối tác; trong đó, có 06 dự án về du lịch, 23 dự án về nông nghiệp, 06 dự án liên quan đến du lịch và nông nghiệp và 03 dự án về chính sách chung. Các tiểu dự án này được triển khai thực hiện tại 05 huyện là Bắc Hà, Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát và Mường Khương, với tổng nguồn vốn trên 300 tỷ đồng.

Vùng chè Shan tuyết Bản Liền, huyện Bắc Hà lâu nay được biết đến là một đặc sản của địa phương. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố sản phẩm chè ở đây vẫn ít người biết tới, giá trị sản phẩm thấp. Gia đình chị Vàng Thị Ngân, dân tộc Tày ở thôn Đội 3 xã Bản Liền có hơn 2 héc ta chè. Trước đây, với diện tích chè này do giá trị kinh tế thấp, thiếu kĩ thuật chăm sóc và thu hoạch nên mỗi năm sản lượng thu hoạch chẳng đáng là bao.

Bắt đầu từ năm 2019, gia đình chị Ngân cùng nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số trong xã được Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và du lịch” tại tỉnh Lào Cai và Sơn La được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc (gọi tắt là dự án Greate) lựa chọn làm đối tác, chị Ngân được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch chè hữu cơ thì với diện tích chè này đã cho gia đình chị một nguồn thu không nhỏ.

Nâng cao thu nhập, tạo tự tin cho phụ nữ vùng cao - Ảnh 1.

Phụ nữ dân tộc thiểu số cùng giúp nhau phát triển kinh tế.

Tạo sự tự tin cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án Great đã tiên phong trong việc triển khai cách tiếp cận mới với ưu tiên của địa phương gồm: Phát triển thị trường bao trùm; Nâng cao quyền năng kinh tế và Bình đẳng giới. Qua thời gian triển khai, có khoảng 80% là phụ nữ và phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia; 35% chị em phụ nữ tham gia vào lãnh đạo tổ, nhóm sản xuất.

Qua đánh giá, dự án đã và đang phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập và tạo sự tự tin cho phụ nữ vùng cao, phụ nữ dân tộc thiểu số. Cụ thể, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, dự án đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ làm dịch vụ du lịch chuyển đổi khách hàng mục tiêu từ quốc tế sang khách hàng nội địa. Đối với sản xuất nông nghiệp, giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng giải pháp kinh doanh số để tham gia thương mại điện tử, nông nghiệp thông minh, tiếp cận các thị trường mới… Tại Lào Cai, đã có 5.133 hộ gia đình chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia dự án có lãi từ sản xuất nông nghiệp, du lịch với tổng số tiền lãi đạt gần 200 tỷ đồng.

Với những kết quả đã đạt được, chính phủ Úc cơ bản nhất trí tiếp tục triển khai giai đoạn 2 dự án Great tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La. Đây là cơ hội để chị em phụ nữ dân tộc thiểu số hai tỉnh tiếp tục được tiếp cận nguồn lực phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Quan trọng hơn, qua việc tham gia Dự án, từng bước nâng cao quyền của chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, qua đó góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế, vai trò của chị em trong gia đình, xã hội.
Giải pháp trước thực trạng bất bình đẳng giới gia tăng trong đại dịch COVID-19Giải pháp trước thực trạng bất bình đẳng giới gia tăng trong đại dịch COVID-19

SKĐS - Dịch COVID-19 dường như khiến tình trạng bất bình đẳng giới gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ tư tưởng 'trọng nam khinh nữ'. Theo các chuyên gia, điều này cũng khiến cho việc thu hẹp khoảng cách giới chậm lại.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hành khách háo hức trải nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông.



Bình An
Ý kiến của bạn