Hà Nội

Nâng cao nhận thức về ‘Điều trị ARV là dự phòng’ cho cộng đồng

10-09-2022 16:49 | Xã hội
google news

SKĐS - Sáng 10/9, tại TP. Vũng Tàu đã diễn ra sự kiện ‘Điều trị ARV là dự phòng’ nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của điều trị HIV bằng thuốc ARV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và hướng đến một trạng thái HIV trung tính trong cộng đồng…

Sự kiện do Ban Quản lý tiểu dự án EPIC, tỉnh Bà Rịa- Vũ Tàu phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức với sự tham gia của hơn 300 người.

Theo Ban Quản lý tiểu dự án EPIC, tính đến ngày 30/6, toàn tỉnh có 2.513 bệnh nhân đang điều trị ARV (không tính 286 bệnh nhân ngoại tỉnh) tại 10 cơ sở điều trị ngoại trú (OPC) của các Trung tâm Y tế, bệnh viện, trại giam. 1.074 bệnh nhân điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP), đạt 110,7% chỉ tiêu kế hoạch giao trong năm 2022…

photo-1662800723811

ThS.BS Võ Thị Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Tổ chức hỗ trợ Y tế (HAIVN)

ThS. BS Võ Thị Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Tổ chức hỗ trợ Y tế (HAIVN) cho biết, các nghiên cứu khoa học đã đưa ra bằng chứng: Một người uống thuốc kháng virus (ARV) hằng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính. Tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là "Không phát hiện = Không lây truyền" (K=K).

Phát biểu tại sự kiện BS Nguyễn Văn Lên, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Dự án EPIC, Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, HAIVN và đặc biệt sự quan tâm hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực của Cục Phòng, chống HIV/AIDS – Bộ Y tế đã giúp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đạt được những mục tiêu cơ bản về phòng, chống HIV/AIDS của quốc gia như tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3% (0,283% năm 2021) và giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nhằm đạt mục tiêu 95-95-95 hướng đến kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tính đến 30/08/2022, mục tiêu đầu tiên đạt 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; mục tiêu thứ 2 đạt 88% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV và mục tiêu thứ 3 đạt 98% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp.

photo-1662800726042

BS Nguyễn Văn Lên, Phó giám đốc phụ trách CDC tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát biểu tại sự kiện.

Tuy nhiên, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, đặc biệt trên nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), là rào cản lớn, khiến những người có nguy cơ nhiễm HIV, những người đã nhiễm HIV ngần ngại không tiếp cận dịch vụ xét nghiệm, dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị HIV/AIDS.

Điều này đã dẫn đến hậu quả là bệnh nhân tiếp tục trở thành nguồn lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Ngoài ra, cũng có nhiều bệnh nhân sợ bị kỳ thị và tự kỳ thị mình đã không điều trị ARV dẫn đến bệnh nhân mắc, tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác gây ra.

BS Nguyễn Văn Lên nhấn mạnh: 'Điều trị ARV là dự phòng' (K=K, PrEP, HIV trung tính), có ý nghĩa để góp phần đạt mục tiêu không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, ngăn chặn sự lây truyền HIV từ người nhiễm HIV ra cộng đồng nếu bệnh nhân, khách hàng tuân thủ điều trị ARV tốt và đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.

photo-1662800728183

Hình ảnh tại sự kiện

Thông điệp”K=K”: “Không phát hiện = Không lây truyền” virút HIVThông điệp”K=K”: “Không phát hiện = Không lây truyền” virút HIV

SKĐS - Thông điệp K=K là viết tắt của câu “Không phát hiện = Không lây truyền”. Dùng thuốc ARV để điều trị HIV, thuốc sẽ ức chế virút sao chép.

Mời độc giả xem thêm video:

Loại bỏ stress ngay nếu không muốn làn da hư hại


Thu Hương
Ý kiến của bạn