Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới bằng phát triển du lịch

15-11-2023 16:07 | Xã hội

SKĐS - Các giải pháp đổi mới hoạt động xúc tiến du lịch, tổ chức liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ góp phần nào nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiếu số tại huyện vùng cao, biên giới Nghệ An.

Vừa qua, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, Viện Friedrich Naumann Stiftung die Freiheit (FNF) tổ chức Hội thảo "Phát triển bền vững du lịch huyện Kỳ Sơn: Thực trạng và vấn đề".

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới bằng phát triển du lịch- Ảnh 1.

khảo sát đỉnh Puxailaileng nhằm mục đích đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch.

Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện vùng cao Kỳ Sơn. Đồng thời, đề xuất xây dựng các sản phẩm mới đưa vào phục vụ khách du lịch trong thời gian tới. Các giải pháp đổi mới hoạt động xúc tiến du lịch, tổ chức liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ góp phần nào nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiếu số tại huyện vùng cao, biên giới Nghệ An.

Kỳ Sơn là huyện miền núi, biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 250 km. Có tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng do có địa hình núi non hùng vĩ và văn hóa dân tộc thiểu số còn giữ được các nét nguyên bản, chưa được khám phá hết nên rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là nền tảng, là cơ hội cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch canh nông, du lịch cộng đồng…

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới bằng phát triển du lịch- Ảnh 2.

Thông qua các dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp sẽ kết hợp cộng sinh và tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.

Bước đầu, Kỳ Sơn đã hình thành phát triển các mô hình du lịch như điểm du lịch tại xã Na Ngoi, Mường Lống, bản Yên Hoà, xã Mỹ Lý với nét bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Huyện cũng đã ban hành Đề án "Xây dựng và phát triển du lịch huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Kỳ Sơn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết thấu đáo như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa đảm bảo; các quy định pháp lý về quản lý du lịch chưa đầy đủ và còn không ít bất cập…

Hội thảo tập hợp 17 tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong cả nước, nội dung các tham luận xoay quanh các vấn đề: Đánh giá thực trạng và tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện; đề xuất mô hình và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Kỳ Sơn, chia sẻ kinh nghiệm ở các điểm du lịch thành công và một số gợi ý cho du lịch huyện Kỳ Sơn.

Trong đó, nổi bật là các tham luận: "Phương pháp khoa học xây dựng mô hình điểm về du lịch nông thôn huyện Kỳ Sơn" của Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh - chuyên gia tư vấn du lịch nông thôn; "Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở trong và ngoài nước và gợi ý cho huyện Kỳ Sơn" của ông Lại Văn Toàn - Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương; "Khai thác các giá trị văn hóa tộc người trong phát triển du lịch cộng đồng ở Kỳ Sơn" của Tiến sĩ Vi Văn An - chuyên gia Dân tộc học…

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới bằng phát triển du lịch- Ảnh 3.

Kỳ Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân.

Được biết, trong thời gian vừa qua, huyện Kỳ Sơn đã lên kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch để dần nâng cao đời sống bà con dân tộc nơi đây. Cụ thể, trên lưu vực lòng hồ thủy điện Nậm Mô, thuộc địa phận bản Cánh, xã Tà Cạ, một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện kết hợp cộng sinh với người dân, triển khai xây dựng điểm du lịch cộng đồng kết hợp các dịch vụ, như: chèo thuyền Sup trên lòng hồ, dịch vụ ăn uống, thưởng thức ẩm thực đồng bào Thái và Khơ Mú, dịch vụ câu cá…

Thông qua các dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp sẽ kết hợp cộng sinh và tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, góp phần tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, thu hút khách du lịch, hình thành điểm kết nối các địa điểm du lịch trên địa bàn huyện vùng cao Kỳ Sơn.

Sở Du lịch Nghệ An tổ chức Đoàn công tác tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng tài nguyên, hoàn thiện sản phẩm du lịch mạo hiểm "Chinh phục đỉnh Puxailaileng" tại huyện Kỳ Sơn. Qua đó, tìm định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tại khu vực miền Tây Nghệ An nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch.

Trên cơ sở đó, tạo sự đa dạng về các sản phẩm du lịch, thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường mối liên kết giữa các điểm đến trên địa bàn với doanh nghiệp du lịch. Kết hợp quảng bá tiềm năng, các sản phẩm du lịch cũng như vẻ đẹp của đất và người Nghệ An.

Một trong những mục tiêu của Dự án 6 (Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai hướng tới là khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.
Gia Lai thực hiện nâng cao thể trạng tầm vóc người dân tộc thiểu số theo Chương trình MTQG 1719Gia Lai thực hiện nâng cao thể trạng tầm vóc người dân tộc thiểu số theo Chương trình MTQG 1719

SKĐS - Thực hiện Dự án 7, Chương trình MTQG 1719, tỉnh Gia Lai đặc biệt chú trọng tới chăm sóc dinh dưỡng thông qua can thiệp trực tiếp từ khi bà mẹ mang thai, nuôi con trong 1.000 ngày đầu đời.

Lũ gây ngập cầu tràn ở Quảng Trị, lực lượng chức năng hỗ trợ khắc phục hậu quả.



P. Lữ - V. Đồng
Ý kiến của bạn