Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

10-09-2024 08:56 | Y tế
google news

SKĐS - Việt Nam cần cải thiện hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó đặc biệt lưu tâm đến các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2024 vận động phụ nữ khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tếTuần lễ làm mẹ an toàn năm 2024 vận động phụ nữ khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế

SKĐS - Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 được tổ chức từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2024 với chủ đề: "Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con".

Trong thời gian qua, ngành y tế và các địa phương (đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa) đã phối hợp thực hiện nhiều dự án, chương trình liên quan đến sức khỏe sinh sản với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện, có chất lượng và tự nguyện cho đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực quản lý cấp cứu sản khoa ở các khu vực miền núi; và xây dựng mạng lưới cô đỡ thôn bản ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Theo đánh giá của Quỹ dân số Liên hợp quốc, trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của người dân, và là một trong số ít quốc gia trên thế giới đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 về giảm tình trạng tử vong mẹ

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục giữa các dân tộc và vùng miền do sự thiếu hụt về năng lực y tế cũng như nguồn nhân lực có kỹ năng.

Số liệu nghiên cứu cho thấy mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ trong quá trình sinh đẻ ở cấp quốc gia đã giảm nhưng nếu thống kê ở các vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số thì tỷ lệ vẫn ở mức cao.

Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn- Ảnh 2.

Cần nâng cao hơn nữa các dịch vụ sức khỏe sinh sản tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...

Để có thể cải thiện sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ, tạo điều kiện sinh con an toàn trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa thì ngành y tế các địa phương và bản thân chính quyền sở tại cần triển khai 1 cách có đồng bộ các chiến dịch truyền thông lồng ghép, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, góp phần nâng cao nhận thức người dân trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Từ công tác tuyên truyền, vận động, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có ý thức chú trọng khám thai định kỳ, sinh con tại cơ sở y tế. Đồng thời, nhiều cặp vợ chồng thực hiện tốt các biện pháp tránh thai để không phải mang thai và sinh con ngoài ý muốn, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn- Ảnh 3.

Sau khi sinh đẻ, cần chăm sóc, theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh ngày đầu và tuần đầu đặc biệt là theo dõi tích cực trong 6h đầu nhằm phát hiện sớm những bất thường của cả mẹ và con để xử trí kịp thời.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn thì còn cần tăng cường cơ sở vật chất cho tuyến dưới, đặc biệt các trạm y tế có đỡ đẻ ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cấp, xây mới hoặc bố trí phòng đẻ riêng và cung cấp, bổ sung các dụng cụ, trang thiết bị còn thiếu.

Đối với các nhân viên y tế, cần nâng cao chất lượng chăm sóc phụ nữ có thai (quản lý thai, khám thai định kỳ, tuân thủ đầy đủ quy trình khám thai...); theo dõi chặt chẽ quá trình chuyển dạ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ để xử trí kịp thời; Thực hiện tốt việc chăm sóc, theo dõi sản phụ và trẻ sơ sinh ngày đầu và tuần đầu sau đẻ đặc biệt là theo dõi tích cực trong 6 giờ đầu nhằm phát hiện sớm những bất thường của cả mẹ và con để xử trí kịp thời.

Đảm bảo thực hiện chăm sóc sản khoa thiết yếu cơ bản và chăm sóc sơ sinh ở các trạm y tế miền núi, vùng sâu, vùng xa (đặc biệt là quản lý thai, phát hiện và xử trí thai nguy cơ cao, đỡ đẻ an toàn, chăm sóc, cấp cứu và hồi sức sơ sinh.

Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2021 - 2025 có mục tiêu cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, tập trung vào cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ưu tiên các vùng khó khăn nhằm giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền.

Cụ thể, hướng tới cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ/trẻ em, thu hẹp sự khác biệt về tử vong và các chỉ tiêu sức khỏe bà mẹ/trẻ em giữa các vùng miền. Đặt mục tiêu giảm tỷ số tử vong mẹ xuống còn 42/100.000 trẻ đẻ sống, trong đó vùng khó khăn xuống còn 70/100.000 trẻ đẻ sống; Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh xuống dưới 9‰, trong đó vùng khó khăn xuống 15‰ và nhiều mục tiêu khác bao gồm tăng tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai, tăng tỷ lệ đẻ tại các cơ sở y tế, bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc y tế,...

Xem thêm video được quan tâm:

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh.


Thành Long
Ý kiến của bạn