Hà Nội

Năng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới

14-12-2021 19:40 | Thời sự
google news

SKĐS - Tỉnh Hòa Bình xác định nhiệm vụ trong thời gian tới đó là, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt y tế cơ sở; đẩy mạnh kết nối khám chữa bệnh từ xa, liên thông với các bệnh viện tuyến trên...

Bắc Kạn triển khai thành công mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng bằng sổ sức khỏe điện tửBắc Kạn triển khai thành công mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng bằng sổ sức khỏe điện tử

SKĐS - Theo báo cáo của ngành y tế tỉnh Bắc Kạn, 100% các trạm y tế thuộc huyện Ba Bể đã được cài đặt và được tập huấn sử dụng thành thạo phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử.

Nhiều thành tựu đạt được

Tại Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 24/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân được chú trọng; mạng lưới y tế được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến, nhất là tuyến cơ sở được nâng cao; sức khỏe người dân được nâng lên.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng nêu rõ, nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao đã được triển khai thực hiện tại tỉnh; người dân được tiếp cận dễ dàng với dịch vụ y tế. Công tác y tế dự phòng, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh được đẩy mạnh, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 8 loại vaccine đến năm 2020 đạt trên 95%; triển khai toàn diện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương phù hợp tình hình ở tỉnh, không để bị động, bất ngờ.

Đến cuối năm 2020, tỷ lệ bác sỹ trên vạn dân đạt 8,8 bác sỹ, số giường bệnh trên vạn dân đạt 26 giường. Thực hiện tốt công tác dân số, chuyển trọng tâm từ công tác dân số kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; chất lượng, cơ cấu dân số được cải thiện, tuổi thọ bình quân tăng hằng năm 0,6 tuổi, đến năm 2020 đạt 72,9 tuổi, kiểm soát tốt tốc độ tăng dân số tự nhiên. Chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng được nâng lên. Duy trì mức sinh thay thế, giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…

Năng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới - Ảnh 2.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh THPT tại TP. Hòa Bình. Ảnh: CDC Hòa Bình.

Tuy nhiên, Báo cáo cũng nêu rõ một số hạn chế đó là: Hệ thống y tế không ổn định trong những năm qua, nhất là tuyến y tế cơ sở. Chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; đội ngũ cán bộ y tế vẫn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đặc biệt là tuyến y tế cơ sở; cơ cấu chưa hợp lý, chưa bố trí đúng theo đề án vị trí việc làm; đội ngũ cán bộ y tế chất lượng cao còn ít. Việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được triệt để; quản lý y tế ngoài công lập, quản lý thuốc chưa chặt chẽ; nguồn lực đầu tư cho y tế còn thấp, chưa kịp thời; chưa phát huy tốt thế mạnh của y dược học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân; các thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ như sử dụng rượu, bia, thuốc lá... chưa giảm.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 20- CTr/TU trong thời gian tới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ và tích cực hơn nữa 5 quan điểm của Đảng về công tác y tế nêu trong Nghị quyết 20-NQ/TW, các mục tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được đề ra trong Chương trình hành động số 20-CTr/TU.

11 nội dung cần tập trung chủ yếu trong thời gian tới

1. Tăng cường chỉ đạo, điều hành: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

2. Phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân: Ngành y tế rà soát, đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hiệu quả hoạt động và nhu cầu của hệ thống cơ sở y tế hiện có, đề xuất củng cố, nâng cấp các cơ sở y tế, trong đó ưu tiên cho các cơ sở y tế ở vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn…

3. Đẩy mạnh đồng bộ các biện pháp để nâng cao sức khoẻ nhân dân: Tăng cường vận động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đổi hành vi của người dân trong công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, sữa học đường, dinh dưỡng học đường; bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

4. Phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cấp cơ sở: Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở.

5. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt y tế cơ sở; đẩy mạnh kết nối khám chữa bệnh từ xa, liên thông với các bệnh viện tuyến trên. Công khai chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, công nhận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh giữa các bệnh viện, hạn chế tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

6. Chú trọng đẩy mạnh phát triển ngành Dược: Đào tạo cán bộ dược có trình độ đại học và sau đại học để đáp ứng đủ chỉ tiêu Dược sĩ đại học theo quy định; bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng.

7. Quan tâm phát triển mạnh y dược học cổ truyền: Thực hiện chương trình phát triển y học cổ truyền, tăng cường kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khoẻ.

8. Đầu tư phát triển nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong y tế: Song song với việc thực hiện các chính sách thu hút đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế và có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích người có trình độ chuyên môn làm việc tại y tế tuyến huyện, xã cần phải tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế.

9. Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Y tế. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân.

10. Đổi mới hệ thống tài chính y tế theo hướng minh bạch, hiệu quả thông suốt: Thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu.

11. Phát huy mạnh mẽ công tác truyền thông: Tăng cường củng cố, phát triển mạng lưới truyền thông từ tỉnh đến thôn, xóm, bản, làng; xây dựng các thông điệp, nội dung truyền thông phù hợp để người dân dễ nhớ, dễ hiểu, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tếTình hình dịch COVID-19: Cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế

SKĐS - Nội dung tình hình dịch COVID-19 dưới đây là số liệu chính thức, mới nhất theo nguồn tin từ Bộ Y tế, cập nhật mỗi buổi tối hàng ngày trên Báo Sức khỏe & Đời sống.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cảnh báo “Đại dịch kép” bùng nổ dịp lễ hội tại Mỹ | SKĐS


Mộc Trà
Ý kiến của bạn