Nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng cho người Việt

11-06-2023 16:23 | Y tế

SKĐS - Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhu cầu PHCN tại Việt Nam rất lớn do dân số đang già hoá; tỷ lệ khuyết tật lớn.

Theo GS.TS Cao Minh Châu, Phó Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng (PHCN) Việt Nam, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao nhưng hệ thống khám chữa bệnh trên cả nước vẫn còn chưa đáp ứng được kịp thời những nhu cầu tăng cao này. 

Đặc biệt là trong lĩnh vực PHCN những năm gần đây, nhu cầu về PHCN của người dân tăng cao với mong muốn có một cuộc sống khoẻ mạnh và chất lượng. Do đó ngày càng nhiều các cơ sở PHCN được hình thành và phát triển trên toàn quốc với tổng số trên 63 bệnh viện và trung tâm PHCN.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng cho người Việt - Ảnh 1.

Nhu cầu phục hồi chức năng tại Việt Nam rất lớn

Tuy nhiên, khả năng cung cấp dịch vụ PHCN tại các cơ sở y tế này còn gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực có chuyên môn; cơ sở vật chất và trang thiết bị chậm được đầu tư cũng như thiếu cơ chế cung cấp dịch vụ linh loạt. Hiện tại, các cơ sở khám chữa bệnh PHCN mới chỉ đáp ứng được 15 - 20% nhu cầu PHCN của người bệnh, 80% còn lại phải dựa vào cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới tại thời điểm năm 2019, cứ ba người thì có một người gặp phải tình trạng sức khỏe cần PHCN. Tỷ lệ hiện mắc các bệnh cần PHCN trên toàn thế giới là 31.200/100.000 dân, tương đương 2,4 tỷ người. Số năm sống chung với bệnh tật và PHCN không tử vong (YLD) là 310 triệu năm.

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhu cầu PHCN tại Việt Nam rất lớn do dân số đang già hoá; tỷ lệ khuyết tật lớn; mô hình bệnh tật thay đổi cần PHCN như: hậu COVID-19, bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đột quỵ... gia tăng rồi tai nạn thương tích cũng đang gia tăng… Ước tính cả nước sẽ có hơn 30 triệu người cần được phục hồi chức năng trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với nam, tập trung nhiều hơn ở độ tuổi 50- 59…

Đồng thời, những tiến bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kỹ thuật y học giúp phát hiện sớm nhiều hơn, cứu sống nhiều bệnh nhân hơn nên số lượng cần PHCN cũng sẽ nhiều hơn.

Nhu cầu người bệnh cần được PHCN lớn, song theo Bộ Y tế chỉ hơn 40% người tiếp cận PHCN. Bộ Y tế đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng tỷ lệ này lên 80%.

Bối cảnh đó đòi hỏi cần phải có một mô hình vật lý trị liệu và PHCN toàn diện từ chất lượng nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc tiên tiến nhằm giải quyết các nhu cầu ngày càng cao trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng. Trung tâm PHCN hợp tác Việt Nam – Nhật Bản Myrehab-Matsuoka ra đời nhằm tạo nên sức mạnh tổng hoà và được kỳ vọng tạo ra một bước tiến mới cho ngành PHCN tại Việt Nam, mang đến cho người dân Việt Nam cơ hội tiếp cận nền y học tiên tiến và chất lượng phục vụ lấy người bệnh làm trung tâm của Nhật Bản. Sự kiện này đồng thời góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ thân thiết suốt 50 năm qua giữa chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng cho người Việt - Ảnh 2.

Phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong điều trị, chăm sóc sức khoẻ

TS.BS Matsuoka Yoshinori đến từ Nhật Bản cho biết PHCN tại Nhật Bản khác xa mát xa đơn thuần. Các bác sĩ phân tích bệnh nhân dựa trên dấu hiệu lâm sàng và bệnh án để lập kế hoạch điều trị chi tiết cho bệnh nhân. 

"Với sự hợp tác này, chúng tôi sẽ phát triển một kỷ nguyên PHCN mới, vận dụng công nghệ PHCN của Nhật Bản để điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho người Việt"- TS.BS. Matsuoka Yoshinori nói.

Ngày 10/6: Ca COVID-19 giảm còn 202, thấp nhất gần 2 tháng quaNgày 10/6: Ca COVID-19 giảm còn 202, thấp nhất gần 2 tháng qua

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 10/6 của Bộ Y tế cho biết có 202 ca mắc mới, tiếp tục giảm nhẹ so với ngày trước đó. Trong ngày có 69 bệnh nhân khỏi, hiện còn 24 ca đang thở oxy.

Nguyễn Hoàng
Ý kiến của bạn