Loại nấm hay gây bệnh ở thanh quản mà người ta phân lập được là Candida và Aspergillus.
Các loại nấm này liên quan đến AIDS, ung thư vùng họng, bệnh ung thư máu, các khối u hệ liên võng nội mô hoặc sử dụng thuốc corticoid kéo dài, những bệnh hệ thống mạn tính (bao gồm đái tháo đường, bệnh hô hấp nặng, bệnh nhân đã ghép tạng thành công, có thể bị cùng với nấm phổi…); hoặc suy giảm sức đề kháng tại chỗ của bản thân niêm mạc vùng thanh quản do những thuốc xịt dự phòng hen có corticoid.
Vì sao bị nấm thanh quản?
Thanh quản là bộ phận hẹp nhất của đường thở, đảm nhiệm chức năng phát âm, thở và bảo vệ phổi. Nấm phát triển trong môi trường không cần ánh sáng mặt trời, môi trường nghèo chất dinh dưỡng, chỉ cần có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Nấm tồn tại trong tự nhiên, ở khắp mọi nơi trên thế giới và hầu hết mọi người đều tiếp xúc với nấm.
Có hai loại nấm gây bệnh ở thanh quản là: Aspergillus và Candida.
- Nấm Candida: là loại sống cộng sinh ở niêm mạc miệng, họng khi gặp yếu tố thuận lợi nấm trở nên gây bệnh.
- Nấm Aspergillus: thâm nhập từ ngoài môi trường như không khí, đất... vào cơ thể qua đường hô hấp.
Tình trạng nấm trở nên gây bệnh phụ thuộc vào mức độ chất truyền nhiễm và sức đề kháng của cơ thể. Bệnh nấm thanh quản không lây nhiễm được từ người sang người.
Nguyên nhân gây nấm thanh quản:
- Thông thường các loại nấm trên có trong môi trường không khí, có thể hít vào miệng họng nhưng không gây bệnh ở thanh quản, khi gặp các yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt… sẽ gây bệnh ở thanh quản.
- Bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng khi điều trị hóa chất, tia xạ, dùng thuốc kháng sinh, dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc HIV, mắc các bệnh do rối loạn nội tiết như tiểu đường, suy tuyến giáp… cũng dễ mắc nấm thanh quản.
Dấu hiệu và biến chứng khi mắc nấm thanh quản
Hầu hết bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày nên người bệnh thường đi khám muộn. Lúc này, nấm đã thâm nhiễm sâu vào niêm mạc nên việc điều trị trở nên khó khăn.
Các triệu chứng điển hình khi mắc nấm thanh quản là:
- Khàn tiếng kéo dài.
- Ho nhiều, ho khan do kích thích kéo dài
- Nấm nhiều, phủ kín thanh quản khiến bệnh nhân nói khó, khó thở.
Phòng ngừa và hạn chế nấm thanh quản
Nấm thanh quản không phải là bệnh nguy hiểm nên biện pháp phòng ngừa chủ yếu là:
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng quy chuẩn.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm tươi sống trong bữa ăn hằng ngày.
- Uống nhiều nước các loại.
- Thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức đề kháng để giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch và corticoid
- Đeo khẩu trang khi đi đường, khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi khói.
- Vệ sinh mũi họng đúng cách.
Xem thêm video được quan tâm
Cận cảnh hiện trường cháy xưởng ở Hà Đông khiến 1 nhân viên bảo vệ tử vong thương tâm | SKĐS