Hà Nội

Nam thanh niên nguy kịch do ngừng thở khi ngủ, ai dễ mắc phải hội chứng này?

12-04-2024 06:31 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Nam thanh niên 19 tuổi (ở TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) vừa được các bác sĩ cứu sống do mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ khiến bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở. Bệnh lý này nguy hiểm ra sao, ai dễ mắc?

Ngừng thở khi ngủ: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng bệnhNgừng thở khi ngủ: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Ngừng thở khi ngủ là tình trạng luồng khí hít vào bị gián đoạn tạm thời hơn 10 giây, lặp đi lặp lại khi ngủ do tắc nghẽn đường thở hay do tổn thương thần kinh trung ương. Hội chứng ngưng thở là một rối loạn ngày càng phổ biến, có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với bệnh béo phì.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung...

Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ

Ngừng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ.

Những người có nguy cơ cao bị ngừng thở khi ngủ là:

  • Người béo phì (nguy cơ ngừng thở khi ngủ gấp 3 lần người bình thường).
  • Người bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên (phì đại amidan, V.A, hàm nhỏ, hàm ra sau, lưỡi quá to, tắc mũi...).
  • Người nghiện rượu.
  • Người có sử dụng thuốc an thần, chất gây nghiện.
  • Những người có người thân trong gia đình bị ngừng thở khi ngủ.
  • Người đang mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược giáp, suy tim, bệnh mạch máu não...

Chứng ngừng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, dẫn đến một số vấn đề như:

  • Rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, suy tim và nhồi máu cơ tim.
  • Huyết áp cao.
  • Tai biến mạch máu não.
  • Đột quỵ.
  • Đột tử trong khi ngủ.
  • Tiểu đường.
  • Hen suyễn.
  • Giảm trí nhớ, giảm tập trung.
  • Thay đổi cảm xúc và trầm cảm.
  • Mệt mỏi ban ngày có thể dẫn đến tai nạn lao động, tai nạn giao thông và giảm chất lượng cuộc sống.
  • Những người bị ngừng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán trước khi phẫu thuật gây mê có thể gây nguy hiểm tính mạng vì tình trạng nằm ngửa dẫn đến khó thở.
  • Việc ngừng thở khi ngủ thường kèm theo ngáy to, có thể làm sứt mẻ mối quan hệ vợ chồng.

Ở trẻ em, ngừng thở khi ngủ còn có thể gây ra chứng tăng động giảm chú ý, hay gây gổ, quấy khóc, tiểu dầm và giảm thành tích học tập.

Nam thanh niên nguy kịch do ngừng thở khi ngủ, ai dễ mắc phải hội chứng này?- Ảnh 2.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Ảnh minh hoạ.

Đối tượng có các triệu chứng nghi ngờ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ

  • Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở.
  • Buồn ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Thức giấc nhiều lần trong đêm.
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Đau đầu vào buổi sáng.
  • Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung.
  • Thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt…
  • Tăng huyết áp kháng trị.

Khi có những dấu hiệu về ngưng thở lúc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên khoa hô hấp khám ngay để được điều trị sớm nhất có thể. Các chuyên gia cảnh báo nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm hội chứng ngưng thở lúc ngủ sẽ góp phần gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung, đột tử trong đêm…

Tùy theo nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ mà có biện pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, cách chẩn đoán là dùng máy đa ký giấc ngủ để ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ. Qua đó các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chứng ngừng thở khi ngủ được điều trị như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị chứng ngừng thở khi ngủ và sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác của từng người. Nguyên tắc điều trị có thể phối hợp các phương pháp như:

Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục

  • Đeo nẹp hàm.
  • Phẫu thuật.
  • Giảm cân.
  • Thay đổi lối sống.

Để chẩn đoán ngưng thở, giảm thở khi ngủ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khai thác các yếu tố di truyền, gia đình, bệnh lý nền, khám tai mũi họng, khảo sát 3 tầng đường hô hấp trên. Dựa vào chỉ số AHI (số cơn ngưng thở giảm thở) đo được của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ và có hướng điều trị phù hợp.

Cách chẩn đoán ngừng thở khi ngủ là đo đa ký hô hấp và đa ký giấc ngủ. Theo đó, đo đa ký giấc ngủ được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở - giảm thở khi ngủ.

Tóm lại: Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Trên thực tế nhiều người không biết mình bị bệnh lý về giấc ngủ, trong đó có hội chứng ngừng thở khi ngủ. Nếu không được điều trị nó có thể dẫn tới các biến chứng lâu dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, nếu thấy có biểu hiện nghi ngờ như: Ngáy to; Buồn ngủ quá mức vào ban ngày; Dễ cáu kỉnh và liên tục thay đổi tâm trạng; Đau đầu; Buồn ngủ mà không ngủ được; Khó tập trung… thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Những hậu quả khi không điều trị ngừng thở khi ngủNhững hậu quả khi không điều trị ngừng thở khi ngủ

SKĐS - Ngừng thở khi ngủ là một trong những tình trạng sức khỏe khá nguy hiểm. Có nhiều người không ý thức được tình trạng bệnh của mình và cũng có nhiều người biết về rối loạn giấc ngủ này nhưng không được thông báo về những hậu quả nghiêm trọng của ngưng thở khi ngủ khi không điều trị.

BS. Nguyễn Văn Thanh
Ý kiến của bạn