Nấm ngọc cẩu không phải ai cũng dùng được

08-10-2022 10:38 | Vị thuốc quanh ta
google news

SKĐS - Nấm ngọc cẩu hay nấm tỏa dương được biết đến nhiều với tác dụng, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được loại nấm này.

1. Nhận diện nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Cynomorium Songaricum, là một thành viên trong họ Cynomoriaceae.

Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là tỏa dương, củ gió đất, địa mao đầu…

Nấm ngọc cẩu có chiều cao từ 10 đến 100 cm, có màu tím sẫm hoặc đỏ vì nó không chứa chất diệp lục. Hình dáng của nấm ngọc cẩu khá đặc biệt với nửa dạng cây, nửa dạng nấm, thường sống ký sinh trên những thân gỗ lớn dưới lòng đất. 

Thân cây mập, hình trụ, phần lớn vùi trong đất, chỉ có phần ngọn nhô trên mặt đất và phần gốc có đường kính từ 3 đến 6cm.

Trên thân nấm có các hoa dày đặc và các lá bắc hình vảy. Hoa đa tính, màu tím sẫm, có mùi thơm. Quả hạch nhỏ hình cầu và có lớp vỏ sẫm màu. Thời gian nở từ tháng 6-7.

Ở nước ta, nấm ngọc cẩu thường được thấy ở miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Bắc Kạn…, có chất lượng nhất là thuộc vùng Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, vùng quanh năm có khí hậu lạnh giá và có tuyết vào mùa đông.

Phái mạnh dùng nấm ngọc cẩu cần chú ý - Ảnh 2.

Nấm ngọc cẩu có thể được dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô.

2. Nấm ngọc cẩu được dùng như thế nào?

Theo y học cổ truyền, nấm ngọc cẩu có vị ngọt, tính ấm, tác động đến các kinh mạch của thận, gan và ruột già.

Tác dụng chủ yếu là tăng cường sinh lực cho thận, tăng cường dương và thư giãn ruột. Các công dụng và chỉ định chính của nấm ngọc cẩu bao gồm trị liệt dương do thận hư, tiểu đêm, xuất tinh sớm, yếu chi dưới và táo bón do thiếu chất.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo là từ 5 đến 15 gam ở dạng thuốc sắc. Bên cạnh đó, nấm ngọc cẩu cũng có sẵn ở các dạng khác như chất bổ sung, chiết xuất, thuốc viên và bột.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn, nguyên trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện 108, nấm ngọc cẩu có thể kết hợp với những vị thuốc khác như dâm dương hoắc, ba kích, nhục thung dung… để bổ dương, nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ với từng trường hợp cụ thể.

3. Những trường hợp nào không nên dùng nấm ngọc cẩu

Mặc dù nấm ngọc cẩu có tác dụng tăng cường sinh lý hiệu quả, nhưng nó không phải là thuốc chữa bách bệnh toàn diện. Sử dụng nấm ngọc cẩu trong thời gian dài có thể gây táo bón. Ngoài ra, nó không nên được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Hỏa thừa do thiếu âm, tiêu chảy do tỳ hư, táo bón do thừa nhiệt.
  • Tiêu chảy, cương cứng nhanh và dễ dàng nhưng kèm theo xuất tinh sớm.
  • Phân lỏng, tinh khí không yên, táo bón do hỏa vượng, dễ cương cứng, đầy hơi do suy tim.

Mời bạn xem tiếp video:

Sử dụng tai nghe thế nào để không gây hại cho tai


Lê Mỹ Giang
Theo chineseherbshealing
Ý kiến của bạn