Hà Nội

Nấm kẽ chân - Dùng thuốc thế nào?

25-02-2014 07:17 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Tôi bị nấm kẽ chân rất hay tái phát. Hiện tôi đang bôi thuốc mỡ có chứa clotrimazol để điều trị. Tôi nghe nói thuốc clotrimazol có cả dạng viên. Tôi có thể vừa bôi clotrimazol kết hợp uống viên thuốc này để bệnh nhanh khỏi được không? Xin quý báo tư vấn giùm.

Tôi bị nấm kẽ chân rất hay tái phát. Hiện tôi đang bôi thuốc mỡ có chứa clotrimazol để điều trị. Tôi nghe nói thuốc clotrimazol có cả dạng viên. Tôi có thể vừa bôi clotrimazol kết hợp uống viên thuốc này để bệnh nhanh khỏi được không? Xin quý báo tư vấn giùm.

Lê Anh  (Ứng Hòa, Hà Nội)

Clotrimazol là thuốc chống nấm phổ rộng được dùng điều trị các trường hợp bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau. Clotrimazol được chỉ định để điều trị tại chỗ các bệnh nấm như: bệnh nấm Candida ở miệng, họng; bệnh nấm da, bệnh nấm Candida ngoài da, nấm kẽ ngón tay, kẽ chân, cũng như bệnh nấm Candida ở âm hộ, âm đạo, lang ben do Malassezia furfur, viêm móng và quanh móng...

Cần đề phòng những phản ứng tại chỗ khi điều trị nấm kẽ chân.

Trên thị trường, clotrimazol có các dạng: thuốc viên nén, thuốc mỡ bôi ngoài da, thuốc đặt âm đạo. Ở dạng viên nén, thuốc được dùng ngậm để điều trị nhiễm nấm tại chỗ như trong nhiễm nấm Candida ở miệng, họng. Phải ngậm viên thuốc clotrimazol cho tới khi tan hoàn toàn, mất khoảng 15 - 30 phút. Nuốt nước bọt trong khi ngậm. Không nhai hoặc nuốt cả viên. Không dùng clotrimazol đường miệng cho trẻ dưới 3 tuổi vì chưa xác định hiệu quả và độ an toàn. Thuốc clotrimazol chỉ có hiệu quả điều trị nhiễm nấm tại chỗ không có tác dụng điều trị nhiễm nấm toàn thân. Vì vậy với trường hợp của bạn, việc uống thêm viên thuốc clotrimazol sẽ không có tác dụng trong điều trị nấm kẽ chân. Chưa kể việc dùng clotrimazol đường miệng có thể gặp phải các phản ứng phụ như: kích ứng và rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn...Trong quá trình bôi thuốc mỡ clotrimazol, bạn cần đề phòng các phản ứng tại chỗ như: bỏng nhẹ, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, đau rát vùng bôi thuốc ở da. Trong khi đang dùng thuốc cần tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm. Nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc (đỏ, ngứa, bỏng, mụn nước, sưng) đó là dấu hiệu của sự quá mẫn, cần dừng dùng thuốc và đi khám lại để có hướng điều trị thích hợp.

Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.

DS. Thanh Hoài

 


Ý kiến của bạn