Theo đó, đối tượng tham gia BHYT HSSV là HSSV đang theo học tại các cơ sở giáo dục, nhà trường, trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác .
HSSV có thể tham gia BHYT tại cơ sở giáo dục, nhà trường HSSV đang theo học.
Mức đóng, phương thức đóng, hỗ trợ mức đóng
Mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, HSSV đóng 70% còn lại.
Số tiền HSSV đóng BHYT hiện tại là: 70% * 4,5% * 1.390.000 = 43.785 đồng/ tháng.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHYT của HSSV là: 30%* 4,5% * 1.390.000 = 18.765 đồng/tháng.
Phương thức đóng: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.
Địa điểm đóng: cơ sở giáo dục, nhà trường HSSV đang theo học.
Thủ tục tham gia BHYT:
HSSV tham gia BHYT kê khai Tờ khai được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông qua cơ sở giáo dục hoặc nhà trường đang theo học. Trường hợp HSSV đã có mã số BHXH thì chỉ cần cung cấp mã số BHXH, không phải lập Tờ khai.
Đóng tiền cho cơ sở giáo dục hoặc nhà trường và nhận lại thẻ BHYT sau 05 ngày kể từ ngày cơ sở giáo dục hoặc nhà trường lập danh sách cấp thẻ BHYT gửi cơ quan BHXH.
Về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu
Theo BHXH Việt Nam, HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến xã, huyện và tương đương không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi học tập, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh;
HSSV thường trú, tạm trú có thời hạn trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà không có cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám chữa bệnh ban đầu thì được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, trung ương sau khi có văn bản của Giám đốc BHXH và Giám đốc Sở Y tế tỉnh;
HSSV thường trú, tạm trú có thời hạn trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến trung ương khi các cơ sở khám chữa bệnh này đáp ứng được nhu cầu đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH tỉnh và Giám đốc Sở Y tế
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT, HSSV đóng 70% còn lại
Về thủ tục khi đi khám chữa bệnh
Khám chữa bệnh đúng quy định:
Theo BHXH Việt Nam, HSSV khi đi khám chữa bệnh phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ ngay khi đến khám chữa bệnh gồm có: Thẻ BHYT còn hạn sử dụng và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Thẻ Đoàn viên, Giấy phép lái xe… Riêng học sinh chưa có giấy tờ tùy thân thì sử dụng Thẻ học sinh hoặc giấy xác nhận của công an xã/phường nơi cư trú.
Ngoài ra HSSV phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ sau:
Trường hợp trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ BHYT: Xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT;
Trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh: Xuất trình Giấy chuyển tuyến;
Trường hợp đến khám lại theo giấy hẹn của bác sỹ tại cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Xuất trình Giấy hẹn khám lại;
Trường hợp đi học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú: Xuất trình bản chính hoặc bản sao quyết định cử đi học, giấy đăng ký tạm trú và được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT;
- Trường hợp cấp cứu: Xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện.
Khám chữa bệnh không đúng quy định: Không xuất trình đầy đủ một trong các giấy tờ đã nêu tại Khoản 1, mục này.
Khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng Khám chữa bệnh BHYT: kể cả trường hợp đã xuất trình đầy đủ thủ tục.
Việc cấp, đổi thẻ BHYT theo mã số BHXH được triển khai quyết liệt, đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia chưa đồng đều, tại một số tỉnh, thành phố số tham gia chưa cao (mới đạt khoảng 70-80%), việc cấp, đổi thẻ BHYT còn để xảy ra sai thông tin.