Hà Nội

Mỹ: Số ca mắc sởi gia tăng, CDC cảnh báo nhân viên y tế về bệnh sởi

29-01-2024 15:05 | Quốc tế
google news

SKĐS - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã phát đi cảnh báo các bác sĩ lâm sàng phải luôn cảnh giác với các trường hợp mắc bệnh sởi do số ca mắc sởi ngày càng tăng. Tính từ tháng 12/2023 đến nay Mỹ đã ghi nhận 23 trường hợp mắc sởi.

Cụ thể, từ ngày 1/12/2023 đến ngày 23/1/2024, đã có 23 trường hợp mắc bệnh sởi được xác nhận, trong đó có 7 trường hợp là khách du lịch quốc tế. Mỹ đã ghi nhận 2 đợt bùng phát bệnh sởi với mỗi đợt ghi nhận từ 5 ca nhiễm bệnh trở lên.

Những người mắc bệnh sởi hầu hết đều chưa được tiêm phòng vaccine

Tính đến nay, số trường hợp được báo cáo ở Pennsylvania, New Jersey, Delaware và khu vực Washington D.C.

Hầu hết các trường hợp mắc sởi này là ở trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm vaccine sởi.

bệnh sởi

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi ở Mỹ là những người chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Theo CDC, hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi ở Mỹ là những người chưa được tiêm vaccine hoặc những khách du lịch từ nơi khác đến mắc bệnh và sau đó lây sang những người chưa được tiêm chủng.

Cơ quan y tế liên bang cho biết, sự gia tăng các ca bệnh sởi ở Mỹ phản ánh sự gia tăng số ca nhiễm trùng trên toàn cầu cùng chung với "mối đe dọa toàn cầu đang gia tăng" về căn bệnh này.

CDC cho rằng, các cơ quan y tế, các bệnh viện nên cảnh giác với những ca bệnh phát ban kèm theo sốt và các triệu chứng giống sởi, đặc biệt là những đối tượng đi du lịch nước ngoài tới các quốc gia đang bùng phát bệnh sởi.

bệnh sởi

VIrus gây bệnh sởi.

CDC cho biết, nếu nhân viên y tế nghi ngờ một người mắc bệnh sởi, nên cách ly bệnh nhân ngay lập tức trong ít nhất 4 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.  Đồng thời thông báo cho y tế địa phương.  Sau đó, bệnh nhân phải được xét nghiệm xác định bệnh. Đối với những người tiếp xúc gần cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Tất cả những người tiếp xúc nhưng chưa tiêm vaccine sởi đều phải được tiêm phòng.

Khuyến cáo của CDC Mỹ cho biết: Sởi là một căn bệnh rất dễ lây lan. Mỗi người bị nhiễm virus gây bệnh sởi có thể lây cho tối đa 10 người tiếp xúc gần nếu họ không được bảo vệ bằng cách đeo khẩu trang hoặc tiêm phòng.

Các biến chứng của bệnh sởi có thể lành tính như phát ban hoặc nghiêm trọng sẽ gây viêm đường hô hấp. viêm phổi….

Theo các chuyên gia y tế, nếu một người từng mắc bệnh sởi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời hoặc đã tiêm hai liều vaccine MMR ( phòng bệnh sởi, quai bị, rubella) đều được bảo vệ khỏi bệnh sởi.

Một liều vaccine sởi có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng là 93% nếu tiếp xúc với virus. Hai liều vaccine có hiệu quả bảo vệ lên tới 97%.

Năm 2000, bệnh sởi đã được tuyên bố xoá bỏ nhờ chiến dịch tiêm chủng hiệu quả, nhưng các đợt dịch đã bùng phát trong vài năm qua ở những khu vực người dân chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Từ tháng 11/2022 đến tháng 2/2023, có 85 trẻ em mắc bệnh sởi ở Ohio, trong số đó 80 trẻ chưa được tiêm chủng.

Tại California, một người không mắc bệnh sởi đến Disneyland đã gây ra dịch bệnh, lây nhiễm cho 125 người trong khoảng thời gian từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2015.

Bệnh sởi và những điều cần biết trong mùa dịch COVID-19Bệnh sởi và những điều cần biết trong mùa dịch COVID-19

SKĐS - Theo nhận định của các chuyên gia, dịch COVID-19 chưa thể chấm dứt được trong năm 2022. Trong khi đó, bệnh sởi cũng đang vào mùa và có những dấu hiệu tương tự dễ gây nhầm lẫn, nhất là khi trẻ đồng mắc hai bệnh.


Hải Yến
Theo ABCnews
Ý kiến của bạn